Bài 24: Phê-rô trải nghiệm lòng thương xót

Những giọt nước mắt hổ thẹn và hối hận lăn dài trên khuôn mặt của Phê-rô, khi ông vội vã thoát khỏi sân dinh vị thượng tế, là nơi Chúa Giê-su đang bị giam giữ. Một tiếng nói bên trong nội tâm tra khảo ông: “Làm sao ông lại chối bỏ thầy Giê-su cách công khai như vậy?” Cách đây ít lâu, ông không bao giờ có thể tưởng tượng là mình có thể quay lưng với Chúa Giê-su một cách nhẫn tâm như vậy. Những lời khẳng định đầy hiên ngang mà ông vừa nói với Chúa Giê-su, nay lại quay về ám ảnh ông: “Lạy Chúa, dầu có phải vào tù hay phải chết với Chúa đi nữa, con cũng sẵn sàng” (Lc 22,33). Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau khi Chúa Giê-su tiên báo, thì đêm hôm ấy, ông đã chối Chúa đến ba lần. Phê-rô thầm nghĩ, mọi sự xảy ra quá nhanh. xem tiếp

Lập công đền tội và cứu các Linh hồn

Mọi người trên trần gian đều mang lấy hậu quả tội nguyên tổ, nên từ lúc được sinh ra chúng ta nghiêng chiều về tội lỗi và ích kỷ (Khởi Nguyên 8, 21). “Nếu chúng ta nói mình không có tội, chúng ta tự lừa dối chính mình” (1 Gioan 1, 8). Khi chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho chúng ta qua Bí tích Rửa tội và Giải tội, nhưng chúng ta phải làm việc đền tội để thanh tẩy hậu quả tội lỗi với đời sống ăn chay, cầu nguyện, hy sinh phục vụ, làm việc bác ái từ thiện, trả của lại cho người khác theo đức công bằng, hoặc thanh luyện dưới luyện ngục nếu chúng ta đền tội trên trần gian chưa đủ. Có nhiều tội, sau khi được tha tội qua bí tích Giải tội, chúng ta khó lòng đền tội cho đủ trên trần gian như tội giết người, phá thai, làm mất thanh danh người khác, vu cáo, phá hạnh phúc gia đình người khác, ngoại tình, làm gương xấu….. Vì vậy, có những Linh hồn phải thanh tẩy ở Luyện ngục đến ngày tận thế. xem tiếp

Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 27– 02/11/2016: Câu chuyện Bên Kia Sự Chết

• Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta, đó là nền tảng của đời sống người Kitô hữu.
• Sống nghiêm ngặt luật Chúa, nhưng phải có tự do của con cái Thiên Chúa
• Hôm nay Thiên Chúa đang khóc trước thiên tai và chiến tranh
• Nước Trời lớn lên giống như hạt cải chứ không theo kiểu biểu đồ
Bên cạnh đó là câu chuyện Bên Kia Sự Chết
xem tiếp

Năng tưởng nhớ cầu nguyện cho các Linh Hồn

HIỆP SỐNG TIN MỪNG

LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN

Ga 6,32-40

  1. LỜI CHÚA: “Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6,40).
  2. CÂU CHUYỆN:

1) NGUỒN GỐC LỄ CẦU HỒN (02/11):

Thánh Odilo (962- 1048) là viện phụ đan viện Cluny. Đan viện này nằm trong phần đất của đế quốc Germany. Ngài là một người nhân đức, hằng ngày cầu nguyện hi sinh và dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.

Một hôm, một đan sĩ trong đan viện Cluny đi viếng Đất thánh. Trên đường trở về Đan viện, tàu chở vị đan sĩ bị bão đánh giạt vào một hòn đảo. Tại đó, đan sĩ gặp một ẩn sĩ và được ẩn sĩ chia sẻ: “”Trên đảo này có nhiều hang lửa, trong hang có nhiều người bị hành hạ, đánh đập. Tôi thường nghe các tên quỉ phàn nàn với nhau về Viện phụ Odilo và các đan sĩ trong đan viện của ngài rằng: ngày nào họ cũng giải thoát một số linh hồn ra khỏi hang lửa đó. Vì thế, xin thầy về nói với cha Odilo và các anh em trong Dòng cứ tiếp tục cứu giúp các linh hồn đau khổ. Đó cũng là niềm vui cho các thánh trên thiên đàng và làm cho quỉ dữ thêm đau khổ dưới Hỏa ngục”.  xem tiếp

Bài đọc và Suy niệm Lời Chúa Tuần 31 TN C

Lm. Giuse Nguyễn

THỨ HAI – Trang 1

THỨ BA: 01/11 – Trang 2

THỨ TƯ: 02/11 – Trang 3

THỨ NĂM – Trang 4

THỨ SÁU – Trang 5

THỨ BẢY – Trang 6

 – o O o –

THỨ HAI

Bài Ðọc I: (Năm II) Pl 2, 1-4

“Anh em thân mến, nếu có sự an ủi nào trong Ðức Kitô, nếu có sự khích lệ nào trong đức mến, nếu có sự hiệp nhất nào trong Thánh Thần, nếu có lòng thương xót nào, thì anh em hãy làm cho tôi được trọn niềm hân hoan, để anh em hưởng cùng một niềm vui, được cùng chung một lòng mến, được đồng tâm nhất trí với nhau; chớ làm điều gì bởi ý cạnh tranh, hay bởi tìm hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi kẻ khác vượt trổi hơn mình; mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về mình, nhưng hãy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác”. xem tiếp

Bài 23: Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội của lòng Chúa thương xót

Giới răn yêu thương và thương xót không chỉ dành cho mỗi Ki-tô hữu, mà còn dành cho Giáo Hội Công Giáo trong ý nghĩa toàn bộ. Hơn nữa, nếu Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm của Chúa Ki-tô, thì Giáo Hội cần phải mang trong mình chính lòng thương xót và tình yêu thương của Đức Ki-tô. Đó là một trong những điều nền tảng làm nên Giáo Hội. Vì thế, Giáo Hội Công Giáo không phải là một tổ chức bác ái xã hội, cũng không phải là một tổ chức phi chính phủ, mà chính là thân thể mầu nhiệm của Đức Ki-tô, Đấng là nguồn mạch của lòng thương xót.

Để cảm nhận và hiểu được được tinh thần lòng thương xót rất nền tảng và quan trọng này của Giáo Hội, chúng ta để Đức Thánh Cha Phanxicô hướng dẫn qua tông sắc năm Thánh lòng thương xót của Thiên Chúa: “Giáo Hội đã cảm thấy một trách nhiệm trở nên một dấu chỉ sống động của tình yêu Chúa Cha trên thế giới. xem tiếp