Suy Niệm Tuần 33 Thường Niên C

Dominico dmp

  Thứ Hai – Trang 1

Thứ Ba – Trang 2

Thứ Tư – Trang 3

Thứ Năm – Trang 4

Thứ Sáu – Trang 5

Thứ Bảy – Trang 6

– o O o –

Thứ Hai

Phúc Âm: Lc 18, 35-43

Khi Chúa đến gần thành Giêricô, thì có một người mù ngồi ăn xin bên vệ đường. Khi nghe tiếng đám đông đi qua, anh liền hỏi có chuyện gì đó. Người ta nói cho anh biết có Ðức Giêsu Nazareth đang đi qua. Bấy giờ anh liền kêu lên rằng: “Lạy ông Giêsu con vua Ðavít, xin thương xót tôi!” Những người đi trước mắng bảo anh nín đi, nhưng anh lại càng kêu lớn tiếng hơn: “Lạy con vua Ðavít, xin thương xót tôi!” Vậy Chúa Giêsu dừng lại, truyền dẫn anh đến cùng Người. Khi anh đến gần bên Người, Người hỏi anh: “Ngươi muốn Ta làm gì cho ngươi?” Anh thưa: “Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy”. Chúa Giêsu bảo anh: “Hãy nhìn xem, lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi”. Tức khắc anh thấy được và anh đi theo Người, và ca tụng Thiên Chúa. Thấy vậy toàn dân liền ca ngợi Thiên Chúa.
xem tiếp

Bài 26: Chúa là Mục Tử nhân lành hay thương xót

“Misericordiae Vultus” (Dung mạo thương xót). Đó là tựa đề của tông sắc mà ĐTC. Phanxicô ban hành cho Năm Thánh đặc biệt về lòng Chúa thương xót.

Đức Thánh Cha nói rằng: lòng thương xót là “con đường liên kết Thiên Chúa với con người, vì mở rộng tâm hồn cho niềm hy vọng được yêu thương mãi mãi, mặc dù có những giới hạn do tội lỗi chúng ta”; lòng thương xót là “luật căn bản ở trong tâm hồn mỗi người”; là “xà nhà nâng đỡ cuộc sống của Giáo Hội”; “là lý tưởng sống và là tiêu chuẩn xác định xem niềm tin của chúng ta có đáng tín nhiệm hay không”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng lòng thương xót “không phải là một dấu chỉ sự yếu nhược, nhưng đúng hơn là phẩm tính toàn năng của Thiên Chúa”. Trong Chúa Giêsu, “tất cả đều nói về lòng thương xót và không gì bị thiếu sự cảm thương”, vì “con người của Chúa Giêsu không là gì khác hơn là tình thương, một tình thương trao ban nhưng không”. xem tiếp

Chúa chính là lẽ sống, nguồn ơn cứu độ của chúng con

MỪNG KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Vâng, kính thưa quý vị, đứng trước đau khổ và cái chết, theo bản năng tự nhiên, ai mà không sợ hãi. Như, chúng ta đã biết, bản tính làm Người tức Nhân Tính của Đấng Cứu Thế cũng phải đau buồn sầu não, khi nghĩ đến cực hình Người phải chịu, phương chi là nhân thế.

Các thánh Tử Đạo cũng không loại trừ, các ngài cũng không phải mình đồng ,da sắt, hay gỗ đá. Mà các ngài cũng có xương thịt, hình hài, vì vậy, sự đau đớn thể xác là điều tất yếu. Vậy, còn lại là động cơ nào giúp cho các ngài  được trung kiên chịu đựng. Thưa, đó là : “ Chúa chính là lẽ sống, là nguồn ơn cứu độ”. xem tiếp

Một thời để sống

Mục tiêu là thành phố hải cảng và kỹ nghệ Hiroshima với 350 ngàn dân. Chiếc pháo đài bay B.29 mới được sơn lên cái tên mới: Enola Gay. Màu xám bạc của nó lấp lóa trong ánh mặt trời buổi sớm. Đại tá Tibbets ra lệnh cho phi hành đoàn: “Sắp đến mục tiêu, tất cả đeo kính an toàn. Chuẩn bị ném bom!”.

Khi chiếc Enola Gay đã ở ngay trên trung tâm thành phố, lúc 8 giờ 15 phút 15 giây ngày 6-8-1945, chuyên viên thả bom nhấn nút, khoảng chứa bom mở ra, một quả bom khổng lồ với cây dù lớn xoè ra phía trên, rơi xuống! xem tiếp

3 bước để thực thi lòng thương xót của Thiên Chúa

“Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7).

Một buổi sáng sớm, có một ông lão bước đi trên bãi biển. Ông cúi mình xuống, nhặt những con sao biển và ném chúng trở về với lòng đại dương. Một thanh niên đi ngang qua và hỏi ông: “Này lão, lão đang làm gì đấy? ”.

Ông lão liền nói: “Những con sao biển này sẽ chết vì thiếu nước khi mặt Trời lên cao. Vì thế, ta ném chúng xuống biển để chúng có thể sống được”.

“Ha”! Chàng trai trẻ liền thốt ra những lời mỉa mai: “Có hàng triệu con sao biển trên bờ biển dài hàng dặm  này thì việc làm của lão có ý nghĩa gì chứ”. xem tiếp