Bài 25: Mẹ Maria, người Mẹ của lòng thương xót

Nếu lật lại các trang sách Phúc Âm, thì Mẹ Maria xuất hiện trong một số khung cảnh. Tuy nhiên, có hai đoạn Thánh Kinh kể về sự hiện diện của Mẹ Maria và đóng vai trò quan trọng trong linh đạo về Mẹ Maria. Đó là việc Đức Mẹ được tổng lãnh thiên thần Gabriel truyền tin (x.Lc 1,26-38) và sự kiện Đức Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá (x.Ga 19,26tt). Hình ảnh thứ hai mà Gio-an kể nối kết với phép lạ đầu tiên của Chúa Giê-su làm ở Cana được diễn tả trong Phúc Âm của Thánh Gio-an (x.Ga 2,1-12). Như thế, có thể nói rằng, Mẹ Maria có mặt trong những biến cố quan trọng trong lịch sử của ơn cứu độ. Dù Mẹ chỉ được nhắc đến ít lần trong Phúc Âm, nhưng Mẹ vẫn có một vai trò quan trọng trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa với nhân loại chúng ta. Đi sâu hơn một chút vào bài ca Magnificat của Mẹ Maria, chúng ta thấy rằng, Mẹ đã tóm tắt lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, và Mẹ ca ngợi lịch sử cứu độ này như là lịch sử của lòng thương xót, lòng nhân hậu của Thiên Chúa đối với nhân loại: “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (Lc 1,50). xem tiếp

Suy Niệm Lời Chúa Tuần 32 TN C

Lm Đa-minh Trần đình Nhi

CHÚA NHẬT – Trang 1

THỨ HAI – Trang 2

THỨ BA: – Trang 3

THỨ TƯ: – Trang 4

THỨ NĂM – Trang 5

THỨ SÁU – Trang 6

THỨ BẢY – Trang 7

 – o O o –

Chúa Nhật tuần 32 Thường niên

Suy niệm 2 Thê-xa-lô-ni-ca 2:16 – 3:5

Chúa là Đấng trung tín:  Người sẽ làm cho anh em được vững mạnh, và bảo vệ anh em khỏi ác thần.  (2 Thê-xa-lô-ni-ca 3:3)

Trong câu chuyện Ca-in và A-ben, trước khi Ca-in tiến hành kế hoạch giết em mình, Thiên Chúa đã cảnh cáo hắn đừng để cho ước muốn xấu xa này làm chủ mình (Sáng Thế 4:7).  Ca-in chưa sa chước cám dỗ.  Thiên Chúa hiện diện ngay đó, sẵn sàng giúp đỡ hắn và làm cho hắn được mạnh mẽ.  Nhưng buồn thay, chúng ta biết việc gì đã xảy ra.

Khi suy nghĩ về tội lỗi, chúng ta thường nghĩ đến những tội cá nhân chúng ta.  Chúng ta thường không nghĩ đến những cám dỗ đứng đằng sau những chọn lựa phạm tội.  Nhưng cám dỗ là một khí cụ rất hữu hiệu ma quỷ dùng để hạ gục chúng ta, nên chúng ta cần cảnh giác đối với nó. xem tiếp

Thông Điệp ngày 2/11/2016 qua thị nhân Mirjana

Các con yêu dấu,

Để tới với các con và để làm chính Mẹ được biết đến với các con là một niềm vui cả thể cho trái tim Từ Mẫu Mẹ. Nó là một ơn huệ từ Thánh Tử Mẹ cho các con và cho những người khác mà họ đang đến. Như một Từ Mẫu Mẹ kêu gọi các con: hãy yêu Thánh Tử Mẹ trên hết mọi sự. Để yêu Ngài với cả tấm lòng các con, các con cần đến chỗ nhận biết Ngài. Các con sẽ tới chỗ nhận biết Ngài qua sự cầu nguyện. Hãy cầu nguyện với cả tấm lòng và với cảm giác của mình. Cầu nguyện có nghĩa là nghĩ tới tình yêu và sự hy sinh của Ngài. xem tiếp

Niệm khúc nghĩa trang

Mỗi lần viếng nghĩa trang, là một dịp nhắc nhớ cho mỗi chúng ta niệm khúc quí giá về tình người, về chữ hiếu, về cuộc sống đời này, về một niềm hy vọng vào đời sau.

Về tình người

Nơi nghĩa trang, bao người đã sống, nay đang nằm im lìm trong lòng đất. Họ đã trở về tro bụi. Trong số đó, có thể có những người đã sống một cuộc sống ý nghĩa, tốt đẹp trước mặt Chúa và mọi người. Nhưng là con người, phàm ai không tội lỗi, không thiếu sót.

Đứng trước hàng dãy phần mộ của những người đã ra đi, chúng ta khiêm tốn nhận ra mọi người cùng là thân phận người mỏng dòn yếu đuối với nhau, gợi lên trong lòng chúng ta sự đồng cảm và thương xót: Đồng cảm thân phận yếu hèn, thương xót những con người đã ra đi khi còn vương mắc bao tội tình, lầm lỗi. Tội với Thiên Chúa, lầm lỗi với con người. xem tiếp

Chúa Ki-tô, niềm tin vào sự sống lại của chúng ta

Lắng nghe sứ điệp Tin Mừng  (Lu-ca 20:27-38)

Một trong những đề tài của Lời Chúa vào cuối năm Phụng vụ là sự sống lại và sự sống đời đời.  Mở đầu phần Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là câu chuyện tử đạo của bảy anh em tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa là Đấng “sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời”.  Với dân Ít-ra-en, giáo lý về sự sống lại được xây dựng trên nền móng vững chắc là niềm tin vào Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống.  Còn với Chúa Giê-su, Người đã đến không những để khẳng định lại giáo lý ấy, mà còn qua việc Người sống lại từ kẻ chết đã minh chứng điều Người đã phán:  “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Gio-an 11:25). xem tiếp