Bài 22: “Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” và giới răn yêu thương kẻ thù

Cao điểm cũng như chóp đỉnh của tình yêu và lòng thương xót mà Thiên Chúa mời gọi, đối với Chúa Giê-su trong Bài Giảng Trên Núi, chính là giới răn yêu thương kẻ thù: Khi ấy, Chúa Giê-su nói với các môn đệ rằng: Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em (Mt 5,43-44). Chúa đã mời gọi mọi người thực thi và sống giới răn yêu thương kẻ thù cách triệt để. Điều này tương hợp với lời mà Chúa mời gọi chúng ta: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Chính Chúa Giê-su đã sống lời mời gọi của Ngài, khi Chúa cầu xin Thiên Chúa trên trời tha cho các người hành quyết Ngài: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). xem tiếp

Bài đọc và Suy niệm Tuần 30 TN C

Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Chiến

THỨ HAI – Trang 1

THỨ BA – Trang 2

THỨ TƯ – Trang 3

THỨ NĂM – Trang 4

THỨ SÁU – THÁNH SIMON VÀ THÁNH GIUĐA TÔNG ĐỒ – Trang 5

THỨ BẢY – Trang 6

– o O o –

THỨ HAI

Bài Ðọc I: Ep 4, 32 – 5, 8

Anh em thân mến, anh em hãy ăn ở hiền hậu với nhau, hãy thương xót và tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Ðức Kitô.

Vậy anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, như con cái rất yêu dấu của Người: hãy sống trong tình thương, như Ðức Kitô đã yêu thương chúng ta và phó mình làm của dâng và lễ tế thơm tho ngọt ngào dâng lên Thiên Chúa vì chúng ta. xem tiếp

Kinh Mân Côi, Một Phép Nghe

          Kinh Mân Côi  còn có tên gọi khác là Mai Khôi hoặc Văn Côi. Tất cả những tên gọi kể trên đều có nguồn gốc xuất xứ từ chữ Ro Sa  nghĩa là hoa hồng. Thế nhưng nếu hỏi tại sao khi dịch sang tiếng Việt lại là Mân Côi…thì chẳng ai giải thích rõ ràng được. Riêng với tên Văn Côi thấy ghi trong  các sách kinh  xưa mà ngày nay ít dùng. Phần khác việc đọc tụng kinh này còn được đề ra như là một “Phép” tức phương pháp. Bằng chứng cho thấy để khởi sự cho việc lần hạt bao giờ người xướng kinh ( Ông, bà quản )  bao giờ cũng đọc câu  công thức “ Phép lần hạt ngắm tắt năm sự Vui, Thương hoặc Mừng”. xem tiếp

Đâu Là Nơi Nương Ẩn Của Đời Con

Nhiều khi Thiên Chúa can thiệp vào cuộc sống, đảo chuyển vận mệnh và tác thành sự kiện hoặc cá nhân, hoặc cộng đoàn. Nhưng làm sao nhận ra được sự can thiệp của Thiên Chúa trong cuộc sống? Nguyên tắc mà chúng ta tìm thấy cả trong Kinh Thánh lẫn trong kinh nghiệm thực tế là dưới tác động Thần Khí, ân sủng tuôn chảy đến đối thể của ân thiêng nhờ đường dẫn linh nghiệm là đức tin. Hiển nhiên, không phải dễ nhận biết vai trò của đức tin. Trong đời sống, sự kiện thường bị diễn dịch sai lệch qua lăng kính giải thiêng, tục hóa làm tầm thường hóa và lung lạc đức tin.

Sống mầu nhiệm Chúa Kitô là sống niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất. Đức tin giúp định hướng đời chúng ta. Định hướng cuộc đời. Bất cứ không gian và thời đại nào của Công giáo sử, đức tin vẫn tuyệt đối quan trọng vì nó làm nên ý nghĩa đời sống tại thế và định đoạt vận mạng đời đời mai sau của nhân loại mới. xem tiếp

Bài 21: Tha thứ, thái độ căn bản của lòng thương xót

Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su dạy chúng ta cầu nguyện xin Thiên Chúa thương xót tha thứ cho chúng ta: “xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12). Lời cầu xin tha thứ mà Chúa Giê-su dạy cũng là một trong những chủ đề chính trong những lời cầu nguyện của người Do Thái. Trong lời cầu nguyện 18 của người Do Thái, có lời cầu xin ơn tha thứ: Lạy Cha, xin cha cho chúng con, vì chúng con đã phạm lỗi chống lại Cha, xin xóa bỏ những lầm lỗi của chúng con trước mặt Cha, vì lòng nhân từ của Cha thật bao la. Lạy Gia-vê Thiên Chúa, Đấng hay tha thứ, xin ngợi khen Cha.[1] Đọc kỹ lại từng lời cầu nguyện trong Kinh Lạy Cha, sẽ nhận ra được nét đặc biệt trong lời cầu nguyện về tinh thần tha thứ. Đó là, chỉ trong lời cầu nguyện này, theo Joachim Jeremias[2], có thêm một yếu tố “thêm vào”, đó là hành động của con người: “Như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con”. Còn trong các lời cầu nguyện khác chỉ nói về hành động của Thiên Chúa. Vì thế, có thể nói rằng, sự tha thứ của Thiên Chúa luôn gắn liền với sự tha thứ của con người. xem tiếp

Người Pharisêu và người thu thuế

(Lc 18,9-14)

Chúa nhật tuần trước, hai nhân vật mang tính biểu tượng được Chúa Giêsu trình bày cho chúng ta : một bên là vị thẩm phán bất công, đại diện kẻ áp bức, bên kia là bà góa đi kiện, điển hình của kẻ bị áp bức. Qua dụ ngôn đầy tính hài ước, Chúa Giêsu khuyên chúng ta phải cầu nguyện luôn đừng ngã lòng và xác tín rằng, Thiên Chúa hằng nhận lời chúng ta (x.Lc 18,1-8).

Để xác định thái độ nội tâm và hình thức bề ngoài khi hướng về Thiên Chúa, Chúa nhật tuần này, Chúa Giêsu kể một dụ ngôn gồm hai nhân vật đại diện cho con người hôm nay : một bên là người pharisiêu tự cho mình là công chính tuân giữ Luật Chúa cách hoàn hảo và bên kia là người thu thuế, tội lỗi, tay sai cho bọn đế quốc, vơ vét tiền bạc trên lưng của đồng bào (x.Lc 18, 9-14). xem tiếp

Bài 20: Thương chôn xác kẻ chết

Đứng trước một người vừa nhắm mắt ra đi, chúng ta mới thấy rằng cái chết là một huyền nhiệm.[1] Sự huyền nhiệm của cái chết có thể được nhìn qua hai điều: Với cái chết của người khác chúng ta thấy rằng, người nhắm mắt ra đi bước vào một con đường mà trên đó anh ta phải đi một mình. Dù chúng ta có nắm lấy tay người chết với tất cả tình yêu thương và dịu dàng của chúng ta, thì chúng ta cũng không thể nào chia sẻ con đường này của người vừa ra đi. “Quả thật, có một đêm đen không âm thanh nào vươn tới được, có một cánh cửa mà ta chỉ có thể bước qua một mình, đó là cánh cửa của sự chết. Mọi nỗi sợ trên trần gian rốt cuộc cũng chỉ là nỗi sợ cô đơn đó”.[2] Vì thế, chúng ta cần phải trân trọng huyền nhiệm của sự chết nơi mỗi một con người. xem tiếp