Bài 19: Thương chuộc kẻ làm tôi

Khi còn nhỏ đọc lời này trong kinh thương người có mười bốn mối, tôi không hiểu được ý nghĩa của nó. Đến khi trưởng thành tôi hiểu ra ý nghĩa của tình trạng nô lệ đã được viết trong cuốn sách lịch sử nhân loại như thế nào. Chế độ nô lệ là chế độ mà trong đó con người được xem như một thứ hàng hóa để trao đổi và buôn bán. Nô lệ là người bị bắt buộc phải làm việc không lương cho người chủ, bị mất quyền con người, mất tự do và cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ. Nhiều người trở thành nô lệ, vì bị bắt sau những cuộc chiến (hình thức tù binh), hoặc những cuộc càn quét của lực lượng xâm lăng hoặc của giai cấp thống trị. Một số khi sinh ra đã bị coi như là nô lệ, chỉ vì cha mẹ của họ là nô lệ. Trong lịch sử nhân loại, chế độ nô lệ đã được công nhận bởi hầu hết các quốc gia và xã hội. Hôm nay, chế độ nô lệ theo pháp luật quốc tế đã bị cấm đoán và coi như không còn nữa. xem tiếp

Lời nguyện cầu

“Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Ngài tuyển chọn cứ mãi kêu cứu với Người đêm ngày sao” (Lc 18:7).

Tôi có đọc được một cuốn hồi ký rất hay của một thanh niên 22 tuổi người Nga, tên Sergi Koudakov. Cuốn hồi ký có tựa đề là “Lời Nguyện Cầu” được viết ra sau khi anh trốn thoát sang thế giới tự do và được hưởng quyền tị nạn tại Canada năm 1971.

Sinh ra trong một gia đình có bố là sĩ quan cao cấp của hồng quân Nga và mẹ là một giáo dân Công giáo ngoan đạo, Koudakov lớn lên với tương lai tràn trề hứa hẹn. Không may, anh bị mồ côi cả cha lẫn mẹ lúc chưa đầy 5 tuổi. Đường đời bắt đầu với những bước chân lang thang trộm cắp để sống còn. xem tiếp

Bài đọc và Suy niệm Lời Chúa Tuần 28 TN C

Lm. Gs. NTH

Thứ Hai – Trang 1

Thứ Ba – Trang 2

Thứ Tư – Trang 3

Thứ Năm – Trang 4

Thứ Sáu – Trang 5

Thứ Bảy – Trang 6

– o O o –

Thứ Hai

Bài Ðọc I:  Gl 4, 22-24. 26-27. 31 – 5, 1

Anh em thân mến, có lời chép rằng: Abraham có hai người con trai: một sinh bởi người nữ tỳ, và một sinh bởi người vợ tự do. Nhưng con sinh bởi nữ tỳ, thì đã sinh ra theo lối xác thịt, còn con sinh bởi người vợ tự do, đã sinh ra bởi lời hứa. Những sự ấy đã được nói cách bóng bảy, vì hai người vợ tiêu biểu cho hai giao ước: một bởi núi Sanai, sinh con cái làm nô lệ, đó là Agar. Còn Giêrusalem ở trên cao thì được tự do, đó là mẹ chúng ta, vì có lời chép rằng: “Hỡi người son sẻ, chẳng sinh con, hãy hân hoan! Hỡi người không sinh sản, hãy vui reo và hò lên! Vì con cái của người vợ bị ruồng bỏ, lại đông hơn con của gái có chồng”. xem tiếp

Bài 18: Thương viếng kẻ tù rạc

Giữa mùa Đông giá rét ở Tây Phương và cũng là dịp tết Nguyên Đán của mọi người Việt da vàng, mùng hai tết âm lịch chúng tôi khăn gói bánh chưng, hạt dưa, các loại mứt và kẹo, lư hương và những bó nhang, cả những câu lộc đầu năm, và lên đường vào một nhà tù để thăm một số anh em. Sau một số thủ tục cần làm, chúng tôi được phép đưa những thứ đồ được chuẩn bị vào trong khuôn viên nhà tù, và được dẫn vào trong một phòng hội. Chúng tôi vội vàng chuẩn bị bàn thờ tổ tiên, xếp bàn ghế và đặt bánh chưng cùng mọi thứ lên bàn. Khoảng 20 phút sau, các tù nhân – những anh em đồng hương đến, có những tù nhân còn đưa tới cả xôi, chả giò, chè và bánh ngọt… xem tiếp

Đừng có vô ơn

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXVIII Năm – C

(Lc 17, 11-19)

Bị mắc bệnh phong cùi, căn bệnh làm cho người ta trở nên ô uế, tội lỗi, bị xa nhà xa cả người thân, địa phương xa lánh người gần người xa, khiến người bệnh cay đắng cực lòng. Dẫu biết rằng, chỉ mình Thiên Chúa mới có thể chữa lành. Nay nghe biết có Đức Giêsu thành Nagiarét đã cho con gái bà góa thành Naim sống lại (x. Lc 7, 11-17) sắp đi qua. Mười người phong cùi đồng thanh cất tiếng kêu xin lòng thương xót, tiếng họ kêu mang theo niềm hy vọng được chữa lành : “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi !” (Lc 17, 13). Tiếng kêu của họ vượt qua không gian, phá vỡ ngăn cách, nhất là vọng thấu tới tai Đấng là Lòng Thương Xót. Quả thật, Lòng Thương Xót đã thấy họ trước. Người không đến gần để chạm vào họ như Người vẫn làm khi chữa bệnh ; Người cũng không phán lời nào thể hiện quyền năng trên căn bệnh quái ác này. Người ra lệnh tẩy sạch bệnh phong cùi đơn giản bằng cách bảo họ đi đến Đền thờ trình diện các tư tế lúc họ chưa được lành sạch. xem tiếp

Suy Diễn Kinh Mân Côi

Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn, tại sao Giáo Hội Công giáo cỗ võ đọc Kinh Mân Côi ? Thưa, vì Kinh Mân Côi là lệnh truyền bởi Đức Mẹ. Lệnh truyền của Chúa Giêsu là gì ? Thưa, là : “ Các anh em hãy đi giảng dạy muôn dân. Làm phép Rửa cho họ, nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần…” (Mt 28, 19). Như vậy, theo đó , chính là mệnh lệnh truyền giáo.

Vâng, mệnh lệnh truyền giáo luôn cấp bách, luôn khẩn thiết, luôn vang vọng trong tâm hồn mỗi Kitô hữu. Vâng, điều ấy thật dễ hiểu, nhưng thường được gán cho “ người chuyên trách” là linh mục. Linh mục là mục tử , người có bổn phận truyền giáo hàng đầu là lẽ đương nhiên, nhưng, như Lời Chúa Giêsu thì: “Lúa chin đầy đồng mà thiếu thợ gặt…”. xem tiếp

Bài 17: Thương viếng kẻ liệt

Qua Phúc Âm của Thánh Gio-an người ta vẫn nói, phép lạ đầu tiên Chúa làm là phép lạ ở tiệc cưới tại Ca-na, nhưng nếu đọc Phúc Âm nhất lãm, chúng ta thấy rằng, Lu-ca và Mác-cô đều nêu phép lạ đầu tiên Chúa Giê-su làm là phép lạ chữa lành người bị quỷ ám và chữa lành nhạc mẫu của ông Phê-rô (x.Mc 1,21-31 và Lc 4,31-39). Còn Mát-thêu lần đầu tiên nhắc đến việc Chúa làm phép lạ qua câu: “Thế rồi Đức Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân” (4,23). Nếu chúng ta đọc lại bốn Tin Mừng, thì Chúa Giê-su luôn chú ý đến những người bệnh và Ngài sẵn sàng nâng đỡ và chữa lành cho họ. Qua đó, Chúa Giê-su được coi là người thầy thuốc tốt lành. Đối với các tông đồ, Chúa Giê-su cũng mong muốn các ông sống tinh thần viếng kẻ liệt, chữa lành người đau yếu. xem tiếp