Audio Học Kinh Thánh Tháng 02-2015

Thứ Bảy Ngày 28-02-2015 – Giải đáp thắc mắc

Thứ Sáu Ngày 27-02-2015

Thứ Năm Ngày 26-02-2015

Thứ Tư Ngày 25-02-2015

Thứ Ba Ngày 24-02-2015

Thứ Hai Ngày 23-02-2015

Thứ Bảy Ngày 21-02-2015 – Giải đáp thắc mắc

Thứ Sáu Ngày 20-02-2015

Thứ Năm Ngày 19-02-2015

Thứ Tư Ngày 18-02-2015

Thứ Ba Ngày 17-02-2015

Thứ Hai Ngày 16-02-2015

Thứ Bảy Ngày 14-02-2015 – Giải đáp thắc mắc

Thứ Sáu Ngày 13-02-2015

Thứ Năm Ngày 12-02-2015

Thứ Tư Ngày 11-02-2015

Thứ Ba Ngày 10-02-2015

Thứ Hai Ngày 09-02-2015

Thứ Bảy Ngày 07-02-2015 – Giải đáp thắc mắc

Thứ Sáu Ngày 06-02-2015

Thứ Năm Ngày 05-02-2015

Thứ Tư Ngày 04-02-2015

Thứ Ba Ngày 03-02-2015

Thứ Hai Ngày 02-02-2015

Chỉ Muốn Một Điều

Chúa Nhật 2 Mùa Chay B

Soren Kierkegaard, một triết gia Kitô giáo vào thế kỷ XIX, đã nói, “Tâm hồn thanh khiết chỉ muốn độc nhất một điều.” Chúa Giêsu phán, “Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” Chỉ muốn một điều! Khó khăn đấy chứ! Muốn chỉ một điều, ước ao chỉ một điều với “hết tâm hồn, hết linh hồn, hết trí khôn.” Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện ý Cha thể hiện, Nước Cha trị đến! Chúa Giêsu đã phán, “Tiên vàn các con hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa, và các sự khác sẽ được ban thêm cho.” Nếu phân chia lòng mình cho Nước Thiên Chúa và những mục tiêu khác – cho dù chỉ một mà thôi – thì, cho dù chúng ta có thành công đến đâu, cuộc đời chúng ta vẫn là một thất bại. Ơn gọi Kitô hữu thật khó khăn biết bao!

Tâm hồn thanh khiết chỉ ước muốn một điều độc nhất. Chúng ta phải thừa nhận rằng hiếm khi chúng ta đơn thành. Chúng ta muốn nhiều điều, chúng ta vừa muốn Thiên Chúa vừa muốn thế gian. Trong thư thánh Giacôbê, chúng ta đọc thấy, “Kẻ hai lòng đừng tưởng sẽ nhận được cái gì của Chúa: vì họ là kẻ hay thay đổi trong mọi việc họ làm”; rồi một chỗ khác, “Hãy đến gần Thiên Chúa, Người sẽ đến gần anh em. Hỡi tội nhân, hãy rửa tay cho sạch; hỡi kẻ hai lòng, hãy tẩy luyện tâm can” (Gcb 1:8, 4:8). Những ước muốn đối lập nhau lôi kéo chúng ta. Chúng ta sàng qua sàng lại, lưỡng lự bất nhất. Chúng ta giả vờ trung lập. Đối với nhiều người chúng ta, sự lựa chọn “giữa bóng tối và ánh sáng” mãi mãi qua đi. Từ “quyết định” phát sinh từ La ngữ, có nghĩa là “dứt bỏ.” Quyết định chọn cái này là dứt bỏ những cái khác. Đến ngã ba, đi đường này tức là bỏ hai đường kia. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện người thanh niên giàu có đến hỏi Chúa Giêsu phải làm gì để được cứu độ. Chúa dạy hãy bán tất cả những gì anh ta có và bố thí cho người nghèo. Người thanh niên đã buồn sầu bỏ đi “vì anh ta có lắm của cải.” Anh ta nói sẵn sàng với Nước Thiên Chúa, nhưng lại không chịu đi tìm duy mình Nước Chúa. Chúa Giêsu không khoan nhượng ở điểm này. Người dạy chúng ta, nếu cần, phải cắt đứt cả những liên hệ gia đình, khước từ tài sản và tham vọng, tiện nghi và danh giá để đi theo Người.

Có những kẻ phê phán Chúa Giêsu đã thiếu khoan nhượng khi kêu gọi làm môn đệ của Người. Những kẻ ấy không hiểu rằng Chúa yêu sách như vậy là vì yêu thương chúng ta. Một vị thánh người Tây Ban Nha đã nói, “Thiên Chúa viết thẳng bằng những hàng cong.” Những yêu sách có vẻ thẳng nhặt hoặc nghiêm khắc đối với chúng ta chính là những đường lối Thiên Chúa dùng để cứu chúng ta khỏi tính bất nhất là cái đẩy chúng ta vào chỗ diệt vong. Chúa Giêsu nêu câu hỏi, “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn mình thì được ích gì?” Như vậy, cho dù có được gì gì đi nữa mà cuộc đời chúng ta không hướng về Thiên Chúa với một tâm hồn đơn thành, thì chúng ta chẳng được gì hết.

Kitô hữu phải quyết định! Vạn vật nhẽ ra đã không như hiện nay. Thụ tạo đang khởi loạn chống lại Đấng Tạo Hóa. Chúng ta hãy nhìn xem: chiến tranh, dã man, bất công, căm thù, ngu xuẩn đang đầy dẫy các bản tin hằng ngày. Kitô hữu phải chống lại những thực thể mà thánh Phaolô tông đồ gọi là “những quyền lực thần thiêng, những bậc thống trị thế giới tối tăm, những thần linh quái ác chốn trời cao” (Ep 6:12). Kitô hữu chúng ta phải quyết định! Chúng ta không thể sống “thế nào cũng được” vì sự vật vẫn thường thách thức hoặc đối ngược với những gì Thiên Chúa muốn về chúng.

Vì yêu thương, Thiên Chúa đã mời gọi chúng ta quyết định. Người không đòi hỏi sự gì Người không ban. Thánh Augustine cầu xin, “Lạy Chúa, xin hãy ban những gì Chúa đòi, rồi hãy đòi những gì Chúa ban.” Thánh Phaolô thì viết, “Nếu Thiên Chúa ủng hộ chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta? Lẽ nào Đấng đã không dung tha chính Con Mình nhưng đã trao nộp Người vì chúng ta mà lại không ban cho chúng ta tất cả cùng với Con của Người hay sao?”Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Cha thừa nhận Đức Kitô là “Con yêu dấu” của Người. Đó là tình yêu tuyệt hảo Chúa Cha dành cho Người Con tuyệt hảo của Người. Con Thiên Chúa đã bị nộp vì tất cả chúng ta. Cho đến hôm nay, hiến tế thập giá là biểu hiệu của tình yêu tuyệt hảo. Nhờ tình yêu ấy, chúng ta được giải thoát khỏi xiềng xích tội lỗi trói buộc chúng ta với những gì là gian tà, những gì là khởi loạn chống lại chương trình Thiên Chúa. Và đó là ý nghĩa của ơn cứu độ.

Chúa Giêsu đã thực hiện quyết định của Người. Chúa đã hiên ngang tiến tới thập giá. Thập giá xem ra đối nghịch với mọi điều Chúa đã sống, mọi lời Người đã giảng. Nước Thiên Chúa, thay vì đến trong vinh quang, giờ đây chỉ là cái chết nhục nhã và đau thương. Dù vậy, vẫn còn đó một điều để quyết định, “Xin đừng theo ý Con, nhưng cho Ý Cha được thực hiện.” Vì thế, đó là một cú liều được tự tình đón nhận.

Tâm hồn thanh khiết chỉ muốn một điều độc nhất.” Phải có lòng kính mến trung tín, chân thành dành cho Thiên Chúa, chúng ta mới có thể đạt đến thành tựu. Thiên Chúa muốn chúng ta thành công trong tình yêu, và trong tình yêu, chúng ta đạt được sự hợp nhất ân phúc giữa “cái là” và “cái làm.” Vì vậy, Kitô hữu không cảm thấy có sự tách biệt giữa mình là ai và mình làm gì. Cả hai là duy nhất, là bất khả phân chia. Trong tương giao tình yêu, chúng ta là ai đối với nhau và chúng ta làm gì cho nhau là điều bất khả phân chia, bất khả phân biệt. “Phúc cho ai có tinh thần trong sạch.” Kẻ ấy chỉ muốn duy nhất một điều: đó là thánh ý Thiên Chúa được thực hiện; là Nước Chúa trị đến.

Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ

Audio Bài Giảng Tháng 02-2015

Thứ Bảy Ngày 28-02-2015 – Cha Quang

Cha Dũng

Thứ Sáu Ngày 27-02-2015 – Cha Quang

Cha Dũng

Thứ Năm Ngày 26-02-2015 – Cha Quang

Thứ Tư Ngày 25-02-2015 – Cha Quang

Thứ Ba Ngày 24-02-2015 – Cha Quang

Cha Dũng

Thứ Hai Ngày 23-02-2015 – Cha Quang

Cha Dũng

Chúa Nhật Ngày 22-02-2015 – Cha Quang

Cha Dũng

Thứ Bảy Ngày 21-02-2015 – Cha Dũng

Thứ Sáu Ngày 20-02-2015
Cha Quang

Cha Dũng

Thứ Năm Ngày 19-02-2015
Cha Quang

Cha Dũng

Thứ Tư Ngày 18-02-2015
Cha Quang

Cha Dũng

Thứ Ba Ngày 17-02-2015
Cha Quang

Cha Dũng

Thứ Hai Ngày 16-02-2015
Cha Quang

Cha Dũng

Chúa Nhật Ngày 15-02-2015

Ngày 14-02-2015 – Cha Dũng

Ngày 13-02-2015

Ngày 12-02-2015


Ngày 11-02-2015

Ngày 10-02-2015

Ngày 09-02-2015 – Cha Dũng

Chúa Nhật Ngày 08-02-2015

Ngày 07-02-2015

Ngày 06-02-2015 – Cha Hoàng Tất Thắng

Ngày 05-02-2015


Ngày 04-02-2015

Ngày 03-02-2015

Ngày 02-02-2015

Tuổi thơ

Câu truyện của một thầy giáo già kể: Trước khi bắt đầu các lớp học, thầy thường đứng trước mặt các học sinh và cúi đầu chào. Thầy luôn làm thế với thái độ rất trân trọng. Một này nọ, có vài người hỏi thầy rằng tại sao thầy lại làm thế? Thầy trả lời rằng: Thầy làm như vậy, bởi vì thầy không biết bao nhiêu trẻ học sinh sau này sẽ thành đạt. Thầy đã nhận thấy mỗi học sinh giống như một kho tàng ẩn dấu và thầy đã cúi chào trong sự tin tưởng rằng có nhiều học sinh sẽ thành công và thành đạt xứng đáng sự tôn kính trong tương lai cuộc sống. Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta một tiềm năng để trở nên vĩ đại.

Hôm nay Giáo Hội mừng kính lễ Đức Maria dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ. Một Hài Nhi bé nhỏ đã được các cụ già đón nhận một cách rất thành kính. Ngay khi vừa lọt lòng mẹ, Chúa Hài Nhi đã được các thiên thần tung hô, các mục đồng đến viếng thăm và từ xa, các nhà Đạo Sĩ đã đến tôn thờ và dâng lễ vật. Theo luật Môisen cũng là tục lệ của người Do thái, những người con trai được sinh ra, nhất là con đầu lòng, sau 40 ngày, bà mẹ phải đưa đến Đền thờ, trước là dâng con cho Chúa, sau là chính mình làm lễ tẩy uế: Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa (Lc 2, 22). Dù Đức Maria và ông Giuse biết rằng trẻ Giêsu là Con Thiên Chúa. Các ngài đã chu toàn mọi lề luật: Như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa” (Lc 2, 23). Dâng con trong đền thờ là để thánh hiến người con cho Thiên Chúa và cha mẹ có thể thế chân bằng cách dâng cúng của lễ như chim bồ câu hay chiên bò.

Thánh lễ hôm nay cũng còn được gọi là Lễ Nến. Thánh lễ 40 ngày sau lễ Giáng Sinh đã xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ V tại Giêrusalem. Mãi đến năm 650, thánh lễ này mới du nhập vào Rôma. Giáo hội Đông phương hiểu Thánh lễ này như lễ gặp gỡ của Chúa: Đấng Mesia tiến vào Đền thờ và gặp đại diện dân Chúa của Cựu ước qua ông già Simêon và bà tiên tri Anna. Giáo hội Tây phương lại coi đây là Thánh lễ mừng kính Đức Maria: Thanh tẩy theo luật Do thái. Khi sát nhập vào Phụng vụ Rôma, Đức Giáo Hoàng Sergiô I (678-701) lại thêm vào nghi thức rước nến. Vì thế, từ thế kỷ thứ Tám, thánh lễ được gọi là Lễ Nến. Vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giêsu là Ánh Sáng của muôn dân. Những cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giêsu. Từ cuộc canh tân Phụng vụ năm 1960, thánh lễ này cũng qui hướng về Chúa Giêsu, hơn là Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ.

Tiên tri Malakia đã tiên báo sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế trong đền thánh: Này đây Chúa là Thiên Chúa phán: Đây Ta sai thiên thần Ta đi dọn đường trước mặt Ta! Lập tức Đấng Thống Trị mà các ngươi tìm kiếm và thiên thần giao ước mà các ngươi mong ước, đến trong đền thánh Người (Mal 3, 1). Trong mọi hoàn cảnh diễn biến và qua các biến cố liên quan, những lời tiên tri thuở xưa đã từng bước được thực hiện trong đời sống của Chúa Giêsu. Thiên Chúa hiện hữu từ đời đời đã đi vào thời gian và không gian, nên có sự phát triển từng bước. Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa trong mọi sự. Chúng ta có thể tôn thờ Thiên Chúa nơi hình ảnh của Chúa Hài Nhi, Chúa trong đền thờ, Chúa giảng dạy, Chúa chiên lành, Chúa bị đánh đòn, Chúa chết treo thập giá, Chúa sống lại và Chúa lên trời. Chúng ta có thể đến gặp gỡ Chúa qua nhiều cách thế nhiệm mầu.

Chúa đến với loài người là để cứu rỗi và giải thoát, chứ không phải để kết án luận phạt: Vì chưng Người không đến cứu giúp các thiên thần, nhưng đến cứu giúp con cái Abraham (Dt 2, 16). Chúng ta không đi tìm kiếm một Thiên Chúa cao siêu, vĩ đại và tuyệt đối cách xa. Chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa hiện hữu và quyền năng an bài mọi sự trong yêu thương. Tin rằng chúng ta đang tôn thờ một Thiên Chúa vô hình và vô biên nhưng thực ra Thiên Chúa đã đến và cư ngụ giữa chúng ta. Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể. Tác giả thơ Do-thái đã diễn tả: Bởi thế, Người nên giống anh em Mình mọi đàng, ngõ hầu trong khi phụng sự Chúa, Người trở thành đại giáo trưởng nhân lành và trung tín với Chúa, để đền tội cho dân (Dt 2, 17).

Chúa Giêsu cảm thông thân phận của con người. Ngài đã trải qua tất cả những thử thách ở đời và đã đi đến tận cùng của sự đau khổ là cái chết: Quả thật, bởi chính Người đã chịu khổ hình và chịu thử thách, nên Người có thể cứu giúp những ai sống trong thử thách (Dt 2, 18). Vượt qua sự chết để vào vinh quang sự sống, Chúa Kitô trở nên niềm hy vọng và trông cậy cho tất cả mọi tạo vật. Ngài là sự sống và là sự sống lại viên mãn. Tất cả những ai tin vào Ngài, sẽ được ánh sáng ban sự sống. Những ai tiếp rước Ngài thì Ngài ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật.

Khi Đức Maria và thánh Giuse dâng Chúa trong đền thờ: Ông Simêon đã chúc tụng Thiên Chúa: “Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán: vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa (Lc 2, 29-30). Ông già Simêon sống trong đền thánh chuyên tâm cầu nguyện và mong chờ ơn cứu độ. Ngày này, ông đã đại diện cho toàn dân chứng kiến giây phút lịch sử Thiên Chúa viếng thăm Dân Người và Đấng Thánh đã tiến bước vào cung thánh. Người ta thường nói: Chứng của hai người là chứng thật. Trong đền thờ, cũng có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, cũng đến: Bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel (Lc 2, 38). Trẻ Giêsu là trung tâm điểm của tất cả vũ trụ vạn vật. Thiên Chúa vĩ đại trở nên bé nhỏ trong vòng tay âu yếm của những kẻ tin. Ông Simêon và bà Anna đã hết sức vui mừng gặp được trẻ Giêsu và đã dâng lời ngợi khen Thiên Chúa.

Khi đi rao giảng, Chúa Giêsu đã đón nhận các trẻ nhỏ. Chúa luôn bảo vệ và yêu thương các trẻ nhỏ. Chúa Giêsu gọi các trẻ lại mà nói: Cứ để các trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng (Lc 18, 16). Mỗi một con người, từ bào thai, thai nhi, ấu nhi, trẻ thơ, thiếu nhi hay thiếu niên và trưởng thành đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Mỗi một cá nhân đều được trao ban những khả năng tiềm tàng và sự sống vô giá. Chúng ta phải trân qúy món qùa mà Thiên Chúa đã trao tặng. Các con trẻ đơn sơ trong trắng như các thiên thần. Chúa đón nhận các trẻ thơ: Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng (Mc 10, 16). Đừng bao giờ nghĩ rằng các trẻ em là gánh nặng mà là niềm vui trong cuộc sống gia đình. Các cha mẹ đừng khi nào than phiền, nguyền rủa, chối từ và xua đuổi con cái của mình, vì mỗi trẻ đều có một khả năng tiềm ẩn mà chính Thiên Chúa đã phú bẩm. Hãy yêu thương, dưỡng nuôi và ôm ấp món qùa Chúa đã trao ban cho chúng ta.

Lạy Chúa, Chúa đã trở thành trẻ thơ cho người ta nâng niu và ôm ẵm. Chúa đã cảm nhận tình yêu chia sẻ của con người. Xin cho chúng con biết mở rộng vòng tay đón nhận và tôn trọng mọi người, nhất là các trẻ thơ vô tội. Cầu xin Mẹ Maria giúp chúng con biết noi gương Mẹ để biết khiêm nhu phục vụ Chúa và tha nhân trong mọi công việc của cuộc sống.

LM Giuse Trần Việt Hùng