Món qùa đầu năm của Lòng Thương Xót

Buổi chiều cuối năm. Trong một căn nhà tồi tàn ở hẻm xéo, vốn vắng vẻ đìu hiu quanh năm suốt tháng, bỗng rộn rã hẳn lên. Hai đứa con trai ào ra ca hét inh ỏi : “Xe về rồi ! Xe về rồi !”

Chúng nó xúm lại lau chùi cái xe,lắc từng cái căm. Thng anh bảo thằng em: “Mang mấy hũ dầu nhớt ra đây cho anh. Phải đại tu cái xe lại nào. Vui quá !”

Người mẹ cười mà hai hàng nước mắt chảy dài. Nằm trên chiếc võng góc nhà, người cha ráng gượng nhỏm dậy, nụ cười tươi : “Tụi con né ra cho ba ngó cái coi ! 

 

Rồi anh nhìn chiếc xe lắc mới toanh : “Úi chà! Vui quá! Món quà đầu năm của Lòng Thương Xót! Ba cũng có xe nữa ! Ngày mai, năm mới…” Như người vợ, mắt anh cũng nhạt nhòa vì xúc động trước món quà “từ trên trời rơi xuống” !

Họ bàn nhau công việc trong năm mới. Ngày mai chị lại có xe chạy về nơi ở cũ cách nhà cả hơn hai chục cây số để lấy quai nón bảo hiểm về làm. Còn anh sẽ ráng tập lắc con xe qua khỏi lối mòn đằng đẵng tới đường dầu, tới đường dầu là có bóng người là anh sẽ bán được vài mươi tờ vé số.

· Nghẹn Lòng Chuyện Của Ngày Qua

Sáu năm trước, xoa đầu hai đứa con trai nhỏ, dặn dò vợ và anh đi làm. Anh thường đùa: “Mẹ con thấy bố đẹp như vệ binh không ? Bố làm ngành đặc biệt mà ! Toàn thể đội hình toàn trai đẹp. Người bình thường là không có mong làm được đâu nhé !”

Là anh đùa cho khí thế, vì anh làm ở đội mai táng. Quả thật ở đó nhân viên ai cũng to cao, ăn mặc tề chỉnh.

Tiếng cười đuổi theo anh ra qua con ngõ. Có ai ngờ… mãi tới gần hai năm sau anh mới có thể đoàn viên, và ở một tình thế hoàn toàn khác.

Khi anh mở mắt và nhận thức ra cuộc sống thì thấy chung quanh chỉ toànmột màu trắng mà thôi. Anh nhận ra lờ mờ bóng vợ bên giường. Chỉ có thế !…

Nhiều ngày sau đó, trải qua nhiều ca mổ, thuốc mê đã tan, anh mới ý thức toàn bộ tai họa mình phải gánh chịu.

Khi anh đang vui vẻ trên đường đi làm, thì một xe ben chở gạch phóng như một hung thần đã cán ngang qua người anh làm dập vùng bụng và cáng nát hai cái đùi.

Mu nhiệm, chỉ là mầu nhiệm! Chắc Chúa còn muốn anh nghe lại tiếng cười của vợ con, dấu ấn sau cùng của một gia đình đẹp như mơ, nên anh mới chưa chết.

Còn chị…

Không thể tả được nỗi kinh hoàng khi chị nhận hung tin. Lao vào bệnh viện để nhận xác chồng, chị gào lên : “Cu anh ấy đi! Phải cứu anh ấy! Làm ơn cứu anh ấy!”

Kỳ diệu thay, cái đống bùng nhùng máu me ấy vẫn thoi thóp thở.

Ở nhà, thằng em an ủi thằng anh. Chúng nó cầu nguyện xin Chúa xótthương, cho dù để ba chúng mất thì cũng còn đôi chân. Bác sĩ bảo có lẽ phải xử lý cái phần dập nát bùng nhùng, có nghĩa là cắt toàn bộ hai chân của cha nó.

Và mẹ con nhà ấy xin bệnh viện hủy quyết định cắt chân. Người vợ thay mặt gia đình ký giấy xác nhận điều đó. Anh lại lên bàn mổ, triền miên và triền miên. Mười tám ca mổ được thực hiện để cứu anh. Kỳ diệu thay, anh sống !

Chúa gửi đến một điều kỳ diệu khác. Một người bệnh cùng phòng thấy người phụ nữ bé bỏng tội nghiệp ấy một mình vật lộn cứu chồng không thấytăm hơi người gây tai nạn đến thăm hỏi sẻ chia với gia đình người bị nạn. Người lạ ấy rất giận kẻ có thế lực mà tồi tàn. Đó là những chủ xe ben chở đất đá. Họ ỷ thế được những người có chức có quyền đỡ đầu nên cho tài xế chạy xe rất ẩu, phóng như bay, bất chấp luật giao thông, coi thường sinh mạng người đi đường, thậm chí đụng người bị thương còn de xe lại cán cho chết. Giới tài xế vô lương tâm ấy truyền tai nhau : “Ăn thua gì. Cán chết đền có hai chục triệu đồng vừa đủ mua cỗ quan tài, thế là xong! Còn hơn đụng bị thương phải bồi thường, ra tòa kiện tụng lôi thôi lắm!”

Người ấy gọi một luật sư tới. Nhờ vậy cái người chủ đích thực của đội xe chvật liệu tông người bỏ chạy cũng phải lòi mặt ra. Họ đưa được năm chục triệu, đủ năm ngày cấp cứu đầu tiên. Ngày thứ sáu, họ biến mất.

Dù sao cũng đỡ được năm ngày.

Để cứu chồng, thực hiện lời cam kết giữ mạng sống cho anh, người vợ khốn khổ ấy phải chạy đôn chạy đáo mượn tiền khắp nơi, đồng thời đánh tiếng bán nhà. Những người quen biết động tâm và cũng nhìn thấy thiện chí trả nợ, nên đồng ý cho chị vay giật.

Sau một năm, khi chi phí đã là hơn một tỷ bạc thì anh tạm an toàn, còn giữ được hai cái chân, với một cực hình khác là không đi li được vì xương không liền, tiêu tiểu ngoại thân. Anh tạm xuất viện.

Ngày đầu tiên vợ chồng con cái đoàn viên rộn tiếng cười vang, cũng là ngày sau cùng họ sum hp trong căn nhà thân yêu. Ngày mai họ ra đi, trng tay. Chút tài sản còn lại là chiếc xe Wave màu đỏ, con ngựa sắt giúp chị chạy viện tầm tã hơn một năm trời, vay nợ và bon chen cơm cháo.

Họ sẽ đi về đâu ? Chỉ có Chúa biết.

Chúa dắt họ về một căn nhà nhỏ ở một bờ ruộng xa hút heo. Hẳn còn may vô cùng, vì có chỗ mà ở. Đây là nhà của một người phụ nữ, cũng có chồng bị tai nạn, kinh tế khá khẩm. Anh này thoát nạn song về nhà sinh tật, nhậu nhẹt dẫn đến cái chết bởi bệnh xơ gan. Cô chủ nhà cảm thông hoàn cảnh vợ chồng anh chị, nên cho ở căn nhà trên với một giá thuê khá rẻ. Giá rẻ mà những khikhó khăn, không trả nổi tiền nhà, chị ấy cũng xuê xoa cho, chứ không nỡ đòi, không nỡ trách.

Mới đó, h ở nơi heo hút này cũng đã gần năm năm…

· Thử Thách Dồn Thử Thách

Sau gần sáu năm, cái chân anh, những mảnh xương vỡ vẫn không thể lành.

Đứa con lớn, lặng lẽ bỏ học ngang đi làm hồ. Người cha tật nguyền thương con đứt ruột gan, song nó cười động viên : “Con đi học lúc này là có tội, để con làm phụ với má chăm ba!” 

Bụng anh sưng trướng lên căng cứng như cái thúng.

Đu năm học tới nơi.

Đứa con thứ hai lặng lẽ rời trường. Lớp bảy, bỏ học làm được gì ? Nó dọn sang lớp tình thương, có cái chữ, mà đỡ đi cái vấn đề tiền học phí.

Chị cười dặn chồng : “Mình an tâm. Đợi đó. Em đi lo công việc, chút xíu về mang mình đi viện.

Chị đi, và con ngựa sắt không về cùng chị. Nó bị tạm giam trong tiệm cầmđ. Cầm hai triệu rưỡi tiền thế chấp xe, để lại tiền ăn cho con, chị mang anh đinhập viện.

Giờ đây cái bng của anh đã xẹp xuống. Bốn người túm húm nhau trong cái nhà ở nhờ nhỏ xíu ven ruộng. Ngoài nụ cười và tình yêu, họ chẳng còn gì.

Phải còn điều gì chứ ? Thực sự họ không còn gì cả. Ngay cái bọc giấy tờ gồm tờ hộ khẩu gia đìnhchứng minh thư, chị díu vào tay anh dặn cầm lấylúc chuyển nhà, nhưng trong khi đau đớn mê man anh đã đánh rơi mất kể từ ngày dời nhà ấy.

Xoa đầu con, gượng cười với chúng, xoay món gạo nấu cơm chiều, chị lục tung đống quần áo cũ.

– “Mình lục tìm gì thế ?” anh chng hỏi vợ.

Tôi tìm… tìm một thứ cứu chúng ta… Lòng Chúa xót thương ! Tôi phải tìm bằng thấy!”

Anh chồng trố mắt thở dài, hay chị hóa điên rồi, cùng quẫn quá khiến chị phát điên chăng. Ai mà tìm lòng Chúa xót thương trong mớ đồ hôi xì cũ hỉn.

Đây rồi ! chị hét lên. Đây rồi ! Và chị cười hổn hển.

Hóa ra, sáu năm trời đằng đẵng khổ đau, ch vẫn bắt xe buýt thi thoảng đi nghe giảng về lòng Chúa xót thương, và chị còn giữ lại được một quyển tập san nhỏ tý hin, nơi ấy chứa đựng một cứu cánh, mà lúc khốn cùng này, chị quyết định sẽ cầu cứu…

· Món Quà Lòng Xót Thương

Chuông điện thoại reng trong căn phòng nhỏ nơi một nhà dòng. Người linh mục lắng nghe. Qua phương tiện này, một ngày ông nghe biết bao câu chuyện đời, gặp biết bao mảnh đời bất hạnh, nhận bao ý nguyện cầu dâng lên lòng Chúa xót thương qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, và đưa ra biết bao phương án dành cho họ.

Và thế là có một ngày cái bờ ruộng nho nhỏ ấy rộn ràng bởi bước chân đi của những người tình nguyện. Có c tiếng xuýt xoa vấp té vì đau. Có cả tiếng bước chân cà tạch cà tàng của một tình nguyện viên cũng chẳng hề lành lặn.

Nhóm thiện nguyện lắng nghe tâm sự cặp vợ chồng cần giúp đỡ, cùng nhau cầu nguyện chuỗi kinh lòng thương xót, rồi họ bắt tay ngay vào những việc cần làm.

Việc đầu tiên là họ tìm cách chuộc ngay lại cái xe cho người vợ, để chị phương tiện chạy kiếm cơm. Kế tiếp là mua cái xe lắc dành cho anh. Không thể để anh phải chôn vùi cuộc đời trên chiếc võng ở góc nhà mãi được. Không thể để anh sống đời tầm gởi thành gánh nặng cho gia đình mãi được. Phải giúp anh có cái cần câu để tự lực cánh sinh. Một người hàng xóm đầu bờ ruộng hẹp sẽ phụ giúp anh tập đi bằng xe lắc mấy hôm cho quen, để anh có thể vượt quabờ ruộng lên đường dầu bán mươi tờ số mỗi ngày.

Nhóm thiện nguyện sẽ phải  giúp anh quay về địa phương gốc nơi anh từng sống làm lại giấy tờ thôi, bởi vì một cuộc sống của con người không thể bỗng biến thành không danh phận. Vì tương lai hai cháu bé, việc đó phải làm.

Lời dặn sau cùng của người linh mục cho nhóm thiện nguyện là tuyệt đối  không để thằng cu bé bỏ học.

Tình nguyện viên đã rời khỏi căn nhà. Bốn mảnh đời xúm bên nhau, cười khóc bên chiếc xe Wave màu đỏ, và cái xe lc tay.

Ngày mai, ngày mai…

Người linh mục nhìn ra khu vườn sau song cửa sổ nhà Dòng. Với ông, bất cứ hôm qua hay ngày mai, thì lòng thương xót của Chúa sẽ mãi trường tồn. Đó là phao cứu sinh cuối cùng cho mỗi phận người cũng như cho chính ông trong hoàn cảnh hiện tại.

Ông mỉm cười, nghĩ tới ngày mai gia đình đó xúm quanh mâm cơm sau giờ kinh lòng thương xót mỗi tối. Anh ngồi trên xe lắc kiểm lại sấp vé số cả ngày dong duổi lắc lư đi bán may mắn cho đời. Chị cẩn thận lau chùi con ngựa sắt ngược xuôi cùng chị nắng mưa kiếm miếng cơm manh áo. Và thằng bé con bi bô kể về cái lớp học tình thương của nó.

Món quà đầu năm của lòng thương xót đem lại hạnh phúc cho một gia đình.

cứ như thế…ta có một gia đình bao la… một bầy con cái của lòng thương xót !

Người linh mục ngẩng nhìn lên.

Trên thập giá, Đấng Cứu Độ nhân loại đang mỉm cười, dù đôi bàn tay vẫn còn đang rướm máu và vết thương nơi trái tim vẫn đang mở ra...

Ông nhắm mắt, giọt lệ trên khóe, nguyện thầm :

“Kính lạy máu và nước đã tuôn tràn từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, như thác nguồn thương xót chúng con. Con tín thác vào Chúa!”

Tê Hát

Nguồn: conggiaovietnam.net

Sống Tin Mừng với Mẹ Tháng 01-2015

CỨ LÀM THEO

SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ MARIA

NỘI SAN SỐ THÁNG 01/2015

MẸ MARIA

Trong Cộng Đoàn Tiên Khởi

Mục Lục

 

Ý CẦU NGUYỆN

Ý chung: Cầu cho những thành viên thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau và tất cả mọi người thiện chí biết cùng nhau xây dựng nền hoà bình.

Ý truyền giáo: Cầu cho các tu sĩ nam nữ, trong năm về đời sống thánh hiến này, biết tái khám phá niềm vui bước theo Chúa Kitô và hăng say phục vụ người nghèo khổ.

GIÁO HUẤN

Ngay từ buổi đầu, Đức Maria đã thi hành chức vụ làm “Thân mẫu của Hội Thánh”: hoạt động của Mẹ đã giúp cho các Tông đồ duy trì sự đoàn kết, được thánh Luca trình bày như là “đồng tâm hiệp ý”, khác xa với sự cãi cọ mà trước đây đã xảy ra giữa họ với nhau.

Đức Maria đã thực thi sứ mạng làm mẹ đối với cộng đoàn các tín hữu, không những cầu xin cho Hội Thánh được các hồng ân của Chúa Thánh Thần, cần thiết cho sự hình thành và cho tương lai của Hội Thánh, mà đồng thời còn dạy dỗ các môn đệ của Đức Kitô được biết liên lỉ kết hiệp với Thiên Chúa.

(Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II)


GIỜ KINH GIA ĐÌNH

Có thể dùng nội san CỨ LÀM THEO với Giờ Kinh Gia Đình

Gia đình có thể cầu nguyện vào giờ thuận tiện. Chọn 1 trong 2 mẫu dưới đây hoặc 1 mẫu khác tương tự:

MẪU 1

1. Dấu Thánh Giá

2. Đọc kinh (hoặc hát xin ơn) Chúa Thánh Thần
3. Đọc kinh: Tin – Cậy – Mến

4. Thinh lặng xét mình, rồi đọc kinh Ăn Năn Tội

5. Đọc Tin Mừng theo ngày

6. Suy niệm và cầu nguyện với CỨ LÀM THEO

7. Đọc kinh Lạy Nữ Vương

8. Hát một bài về Đức Mẹ.

MẪU 2

1. Dấu Thánh Giá

2. Đọc kinh (hoặc hát xin ơn) Chúa Thánh Thần

3. Thinh lặng xét mình, rồi đọc kinh Cáo Mình

4. Đọc Tin Mừng theo ngày

5. Suy niệm và cầu nguyện với CỨ LÀM THEO

6. Đọc 1 kinh hoặc hát 1 bài về Đức Mẹ.

Có thể lần hạt 1 chục theo gợi ý, hoặc 2 chục…
5 chục tuỳ điều kiện và thời gian của mỗi gia đình.

 

Triều Đại Đấng Cứu Thế

Có thể nói ngay Lễ Hiển Linh là” Lễ Giáng Sinh của dân ngoại “, tại sao vậy ? Thưa, vì Lễ Hiển Linh là Lễ Đấng Cứu Thế tỏ mình ra cho mọi dân, mọi nước , mà tượng trưng là Ba nhà Đạo Sĩ, ngày xưa quen gọi là Ba vua, Lễ Ba vua. Nhưng, ý nghĩa thật sự của lễ nầy chính là Lễ Hiển Linh, tức là sự linh thiêng được bày tỏ ra. Hiển : có nghĩa là rõ ràng, không còn che dấu. Chúng ta có từ kép : Vinh hiển : rạng ngời, sự vinh quang rực rỡ ; hiển nhiên : có nghĩa là : rõ ràng, minh bạch. Vâng, như thế, Lễ Hiển Linh là Lễ Đấng Cứu Thế tỏ bày sự vinh hiển của Thiên Chúa ra cho mọi dân, mọi nước.

Theo đó, chúng ta thấy, Lễ Hiển Linh là bậc Lễ Trọng, lễ họ, cầu cho giáo dân. Chỉ đứng sau Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh, vì không có tuần bát nhật.

Khởi đi từ bài đọc I ( Is 60, 1-6), chúng ta thấy sự bừng sáng của Giêrusalem, một sự bừng sáng mới tỏa chiếu ánh thiều quang ( ánh mặt trời) cho mọi dân dộc… các dân tộc sẽ nhờ người mà tiến lên. Điều nầy ám chỉ : “Đấng Cứu Thế “. Đấng Cứu Thế chính là Giêrusalem mới, và là Giêrusalem trên trời. Trong sách Khải Huyền chúng ta thường nghe : ” Một Trời mới, đất mới, một Giêrusalem mới… ”

Vâng, một triều đại của Thiên Chúa sẽ xuất hiện và trị vì muôn đời, đó là triều đại của Đấng Cứu Thế. Vì “ SỰ CÔNG CHÍNH VÀ NỀN HÒA BÌNH VIÊN MÃN SẼ TRIỂN NỞ TRONG TRIỀU ĐẠI NGƯỜI”. Khi mà mọi quyền lực trên mặt đất sẽ tiêu tan, không còn một thứ quyền lực nào ngự trị. Bởi vì, triều đại của Thiên Chúa chính là Công Lý và Hòa Bình. Đó là sự thật và bình an là nguồn sự sống sẽ viên mãn nhờ Đức Kitô – Giêsu.

Bài đọc II , thánh thư ( Ep 3, 2-3a ; 5-6), thánh Phao –lô cho chúng biết: theo kế hoạch ân sủng bởi Thiên Chúa, thì mầu nhiệm được mặc khải ra cho mọi dân mọi nước, nhờ Thần Khí, mầu nhiệm mà các thế hệ trước không hề được biết. Nhưng, nay đã mặc khải cho các thánh Tông Đồ và các ngôn sứ của Người. Mầu nhiệm mà dân ngoại được mặc khải, là những người cùng được thừa kế phần gia nghiệp cùng với người Do-thái, trong Đức Giêsu-Kitô và nhờ Tin Mừng.

Vâng, chúng ta thấy Tin Mừng ( Mt 2, 1-12) hôm nay trình thuật chi tiết về việc Hài Nhi Giêsu tỏ mình ra cho ba nhà đạo sĩ như thế nào ? Vâng, khi Đức Giêsu ra đời, thì chúng ta biết tại Bethlehem, miền Giu-đa, tức vùng đất của Vua Đa-vit. Nhưng, bối cảnh chính trị lúc bấy giờ là do thuộc địa, Herode chỉ là một tiểu vương thuộc quyền do Hoàng đế La-ma trị vì. Nhưng là một tiểu vương trị vì lâu nhất, tính đến thời Chúa Cứu Thế giáng sinh, thì ông ta trị vì khoảng 40 mươi năm, từ năm 37 đến năm 4 trước Chúa Giáng Sinh. Có nghĩa là trước Chúa Cứu Thế ra đời khoảng 36, và sau Chúa Giáng Sinh 04 năm.

Một vị vua trị vì khá lâu, thì càng nhiều mưu mô, nhiều thủ đoạn, nhiều hiểm họa cho tha nhân.Vì lẽ đó, cho nên, không vị vua trần thế nào bất tử, trường sinh. Vì càng tìm kiếm sự bất tử cho thân xác, phàm nhân càng ra sức tự hủy diệt mình. Trên trần thế không ai là bất tử, nhưng mang tư tưởng “sống mãi” trên trần thế nầy là một điều huyễn hoặc, tự chuốc lấy thảm họa, đau khổ cho chính mình va 2cho người khác. Như chúng ta biết, Tần Thủy Hoàng, vị vua của Trung hoa, đã không nhìn nhận thân phận phàm nhân, sai người đi tìm và ra sức vận dụng mọi cách để có được thứ thuốc trường sinh bất tử, đã hại biết bao sinh mệnh của người khác. Cuối cùng, ông ta cũng phải chết, nhưng mang theo mình một “gánh tội ác“ qua thế giới bên kia, dẫu rằng ông ta là vị vua có tài, nhưng thiếu đức.

Trở lại ý nghĩa Tin Mừng ( Mt 2, 1- 12) hôm nay, chúng ta thấy, có ba ý chính , đó là:

– Thứ nhất : Dù ở gần bên Thiên Chúa, hay dù được Thiên Chúa ở gần bên, nhưng Thiên Chúa không tỏ hiện, ( mặc khải ), thì chúng ta cũng không thể đón nhận được ân sủng của Thiên Chúa. Cho thấy, đối với Thiên Chúa không có khoảng cách không gian và thời gian, địa lý. Vì Ngài là Chủ vạn vật. ( Từ câu 1- 8) Tin Mừng thuật lại bối cảnh các vị đạo sĩ tìm đến bái kiến Hài Nhi Giêsu, có yếu tố cụ thể thời gian, địa danh, triều đại trị vì của niên đại cầm quyền. Dù Chúa Giêsu ra đời đã có ghi chép trong Thánh Kinh, nhưng vị vua đang trị vì cũng tỏ ra rất bối rối khi nghe các vị chiêm tinh hỏi đến sự kiện. vâng, một sự bối rối đến kinh ngạc, sự ganh tức, nỗi hận thù sợ mất ngai vàng là tâm trạng của những kẻ đang cầm quyền, khi nghe tin c1o một điềm lạ, có một điềm báo một vị vua khác sẽ xuất hiện. Có lẽ, không phải Herode không biết Vị Cứu Tinh sẽ giáng sinh, nhưng ngày giờ cụ thể, nơi chốn đích xác, thì chắc chắn hoàn toàn vị vua nầy không thể biết, chúng ta thấy rõ ràng đây là mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì mầu nhiệm chỉ được mặc khải cho người mà Thiên Chúa muốn tỏ bày.

Chúng ta thấy qua sự hỏi han và đối đáp giữa các vị chiêm tinh và vua Herode là một âm mưu, nhưng Thiên Chúa không biểu lộ sự mầu nhiệm của Người, thì không ai có thể truy tim. Chúng ta thấy yếu tố chính ở đây là : Yếu tố đẫn đường : là một “ÁNH SAO”. Ánh sao nầy có ý nghĩa kép chính là Đấng Cứu Thế đang xuất hiện, dẫn đường chứ không phải là một thiên sứ, hay một tạo vật nào khác. Vì sự mưu chước thâm độc của Herode, Thiên Chúa thấu hiểu.

– Thứ hai : Thiên Chúa muốn tỏ mình ra cho mọi dân, mọi nước, có nghĩa là ơn cứu độ sẽ được ban cho hết mọi dân tộc, qua tâm tình ba vị chiêm tinh.

– Thứ ba : Triều đại của Thiên Chúa qua Đấng Cứu Thế Giêsu- Kitô là một triều đại cứu chuộc, tha thứ , có nghĩa là vương quyền của Người chính là Thập Giá, vương miện là Mão Gai, vương quốc là Nước Trời, thần dân là những người bước theo trong Giáo Hội. Theo đó, chúng ta thấy ba lễ vật mà các đạo sĩ kính dâng cho Hài Nhi Giêsu là : VÀNG – NHỦ HƯƠNG và MỘC DƯỢC tượng trưng cho VƯƠNG QUYỀN tức Triều Đại của Đức Kitô. Nhưng, Triều Đại của Người được xây dựng bằng cuộc Tử Nạn tự nguyện hiến dâng bằng Thập Gía.Báo trước cuộc tử nạn bằng chất liệu ướp xác là Mộc Dược. Tức loại thuốc đặc biệt bằng thảo mộc để ướp xác các vị vua. Nhưng, Người sẽ chiến thắng tử thần, để bước vào Vương Quốc của Người là vương quốc vĩnh cửu của sự thật, sự sống từ nơi Thiên Chúa là Cha. Lúc đó, Người nắm giữ vương quyền và được tôn thờ như một Vị Vua đícch thực và vĩnh cửu cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Như vậy, Nhủ Hương cũng là thảo mộc đặc biệt để dành riêng cho việc thờ phượng.

Kết luận : Các vị chiêm tinh dâng lễ vật kính bái Hài Nhi Giêsu – Đấng Cứu Thế, nói lên Người là VỊ VUA đích thực của cả nhân loại, tức là Chúa Tể duy nhất của vũ trụ càn khôn . Và ơn Cứu Độ sẽ được ban cho mọi dân, mọi nước. Theo đó, Triều Đại của Đấng Cứu Thế là vĩnh hằng, vô biên trong tình thương của Thiên Chúa là Cha , Con và Thánh Thần./. Amen

04/01/2015

P.Trần Đình Phan Tiến

Món qùa của các Đạo sĩ

Chủ đề: “Những tặng phẩm là nhũ hương, mộc dược và vàng ám chỉ thần tính, nhân tính và vương quyền của Đức Giêsu”

William Sydney Porter, một nhà văn Mỹ chuyên viết chuyện ngắn sống vào giữa thế kỷ này. Ông rất nổi tiếng qua bút hiệu O. Henry của ông. Ông được độc giả nhớ đặc biệt là do ông luôn luôn kết thúc các câu chuyện của ông bằng cách gây ngạc nhiên hứng thú. Một trong những câu chuyện nổi tiếng của ông lấy tựa đề từ ý nghĩa của đại lễ hôm nay. Câu chuyện đó nhan đề “Món quà của vị đạo sĩ”. Nói về một cặp vợ chồng trẻ tên Jim và Dela. Họ nghèo tiền của nhưng rất giàu tình thương đối với nhau.

Giáng sinh sắp tới, Dela tự hỏi phải làm quà Giáng Sinh cho Jim bằng món gì đây. Nàng muốn tặng chàng, nhưng nàng không có đủ tiền để mua. Vì thế nàng nẩy sinh một sáng kiến. Nàng có một bộ tóc dài rất đẹp. Nàng quyết định cắt ngắn bộ tóc của nàng và đem bán để mua cho Jim sợi giây đồng hồ.

Hôm áp lễ giáng sinh, nàng từ phố về, trên tay mang một chiếc hộp rất đẹp, trong đó có sợi giây đeo đồng hồ làm bằng vàng, mà nàng vừa đổi bằng mái tóc của nàng. Bỗng nhiên, Dela chợt cảm thấy lo lắng nàng tự hỏi Jim rất yêu quí mái tóc dài của nàng, và nàng tự hỏi không hiểu chàng có buồn phiền vì nàng cắt và bán nó đi không. Chỉ có thời gian mới trả lời nàng thôi.

Dela leo nốt đợt cầu thang cuối cùng dẫn đến căn hộ nhỏ của hai đứa. Nàng mở cửa và thấy Jim đang đợi nàng. Trong tay chàng có một cái hộp gói lại thật đẹp đựng món quà chàng mua cho nàng. Khi Jim nhìn thấy mái tóc ngắn của Dela, chàng bắt đầu rươm rướm nước mắt. Nhưng chàng không nói gì cả. Chàng cố cầm những giọt lệ của mình và tặng nàng chiếc hộp. Khi Dela mở hộp ra, nàng không thể tin vào mắt mình được. Trong hộp có một bộ lược rất đẹp để nàng chải mái tóc thướt tha của nàng. Và khi Jim mở món quà của mình ra, chàng cũng khó mà tin được đôi mắt của chàng. Trong hộp có một sợi giây đồng hồ rất đẹp dùng cho chiếc đồng hồ bằng vàng của chàng. Chỉ lúc đó Dela mới nhận ra rằng Jim đã bán chiếc đồng hồ bằng vàng để mua cho nàng những cái lược để nàng chải tóc.

Có những người nghĩ rằng kết thúc của câu chuyện tuy gây ngạc nhiên nhưng bi thảm quá. Còn đa số cho rằng kết thúc như thế rất đẹp. điều làm cho kết thúc đó đẹp không phải là những món quà mà là tình yêu được những món quà đó biểu tượng và nói lên.

***

Câu chuyện đó dẫn chúng ta trở về với việc mừng kính lễ Hiển Linh hôm nay, cũng gọi là Lễ Ba Vua (tức 3 nhà đạo sĩ). Tôi không hiểu rõ tại sao O. Henry lại đề tựa cho câu chuyện ấy là “Món quà của nhà Đạo Sĩ”. Có lẽ vì những món quà của các đạo sĩ cũng đầy những ý nghĩa thâm sâu như thế. Chúng ta hãy suy nghĩ về ý nghĩa của những món quà ấy.

Chúng ta hãy bắt đầu bằng mộc dược. Thời xưa, người ta dùng mộc dược để ướp xác người chết trước khi đem đi mai táng. Chẳng hạn, vào sáng sớm ngày đầu tuần, các phụ nữa đã đem mộc dược đến mộ Chúa Giêsu. Vì mộc dược có tương quan đến sự chết, nên nó tượng trưng sự yếu đuối, dễ bị thương tổn của con người.

Vì thế món quà bằng mộc dược tượng trưng cho nhân tính của Đức Giêsu. Nó nói với chúng ta rằng Đức Giêsu cũng có những yếu đuối, mỏng giòn, dễ bị thương tổn vì ngài là người. Cũng như chúng ta, Ngài cảm nghiệm được toàn bộ mọi thứ cảm xúc của con người, vui, buồn, sợ hãi, thất vọng, cô đơn… , Ngài cũng không khác gì chúng ta, ngoại trừ tội lỗi mà thôi.

Bây giờ chúng ta nói về nhũ hương. Ngày xưa, người ta dùng nhũ hương trong việc phụng tự tôn giáo hương thơm và làn khói bay lên trời cao, khiến họ liên tưởng đến các vị thần linh và thần tính của các ngài. Vì thế, món quà bằng nhũ hương tượng trưng cho Thiên tính của Đức Giêsu. Thánh Phaolô đã nói về Thiên tính của Ngài trong thư gởi cho cộng đoàn giáo dân ở Philipphê: “Đức Giêsu vốn bản tính Thiên Chúa, nhưng Ngài…. Đã trở nên giống người phàm, và chấp nhận vâng phục mọi đàng cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Ngài lên địa vị cao cả nhất trên trời” (Pl 2: 6-9)

Cuối cùng chúng ta nói tới vàng. Ngày xưa, người ta coi vàng là vua của mọi thứ kim loại. Vì thế, vàng tượng trưng cho vua. Nhà vua là vị thủ lãnh ở bên trên tất cả. Ông vua lý tưởng thì lãnh đạo bằng tình thương. Đối với dân chúng, ông bảo đảm là mình có chính nghĩa. Ông làm cho người khác ủng hộ, cộng tác với ông nhờ chính nghĩa của mình. Đức Giêsu chính là một vị vua như thế. Ngài lãnh đạo bằng tình thương. Ngài bảo đảm có chính nghĩa khi thiết lập Nước Thiên Chúa ở trần gian. Và Ngài thôi thúc mọi người cộng tác với Ngài trong công việc ấy. Điều đó dẫn chúng ta đến với sứ điệp thực tiễn của ngày lễ Hiển Linh hôm nay.

Hiện nay trong nhiều quốc gia, lễ Hiển Linh được mừng long trọng hơn lễ Giáng sinh. Sở dĩ như thế là vì lễ này mừng việc Đức Giêsu tự tỏ mình ra với thế giới ngoại giáo. Cũng y như lễ Giáng Sinh mừng việc Đức Giêsu tự tỏ mình ra đặc biệt với những người Do Thái, thì lễ Hiển Linh mừng việc Đức Giêsu tự tỏ mình ra đặc biệt với dân ngoại. Vì thế, lễ này là “Lễ của Chư Dân”.

Những gì được Đức Giêsu khởi sự trong thời của Ngài thì cũng phải được chúng ta tiếp tục trong thời của chúng ta. Nếu Đức Giêsu phải được rao giảng cho mọi dân mọi nước, thì việc rao giảng đó phải được thực hiện bằng chính những cố gắng của chúng ta. Chúng ta phải loan báo cho mọi dân tộc trên thế giới biết “Tin Mừng” này là Đức Giêsu Con Thiên Chúa, đã mặc lấy xác thịt và sống giữa chúng ta. Chúng ta phải nói cho họ biết rằng Đức Giêsu đã đi vào lịch sử không phải chỉ để cứu độ người Do Thái vào thời của Ngài, mà cứu độ tất cả mọi dân tộc, mọi quốc gia trong mọi thời đại nữa.”

Đức Giêsu đến để lập Nước Trời tại trần gian, để lập nên một thế giới mới, thế giới mà trong đó không còn đau khổ, buồn phiền nữa, thế giới mà trong đó những người nghèo khổ sẽ tìm được những người bạn chân tình, yêu thương, nơi mà trước đó họ chỉ tìm thấy những người xa lạ lạnh nhạt. đó chính là “Tin Mừng” mà chúng ta phải loan báo cho thế giới. Đó là sứ điệp thực tiễn của lễ Hiển Linh hôm nay. Đó là một sứ điệp kêu gọi mỗi người chúng ta phải hành động.

Tôi xin kết thúc bài giảng hôm nay bằng bài thơ của một thi sĩ vô danh. Bài thơ này tóm tắt sứ điệp của lễ Hiển Linh hôm nay bằng một hình ảnh rất sống động.

“Khi bài ca của các thiên thần ngừng bặt,
khi ngôi sao trên bầu trời đã biến mất,
khi các vua chúa và hoàng tử đã ở nhà,
khi các mục đồng cùng đàn súc vật đã trở về,
thì công việc Giáng sinh mới bắt đầu

“Để tìm lại những gì đã mất,
để hàn gắn những gì đã gẫy đổ,
để người đói được ăn no,
để tù nhân được giải phóng,
để các nước xây dựng lại,
để đem lại hoà bình cho mọi người,
và để hoà nhạc bằng trái tim”.

Cha Mark Link, S.J.

Người Tín Hữu

Ngọt ngào tình mẹ

Người ta nói :”Tình yêu thương là một trái cây nở rộ và vừa tầm hái của mọi bàn tay”. Nhưng có lẽ tình yêu ngọt ngào, đằm thắm mà ai cũng có thể hái được đó chính là tình yêu thương của mẹ. Tình mẹ trong ca dao vẫn được ví von như chuối ba hương, như xôi nếp mật, như đường mía lau. Tình mẹ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, bình an cho con. Tình mẹ cao quý đến nỗi có người nói rằng:“Chung quanh tôi, có ngàn vạn con người. Nhưng trong tôi, chỉ có một người thôi. Người ấy đã trao cho tôi cuộc sống này, và hơn thế, đã cho tôi hiểu vẻ đẹp của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống.

Tôi gọi Người là Mẹ”.

Tình mẹ thật ngọt ngào như trong ca từ “Ngọt ngào tình mẹ” mà Phạm Lê Hoàng đã viết:

Mẹ như dòng suối ngọt ngào
Như con sóng vỗ dạt dào dịu êm
Như là cánh võng đêm đêm
À ơi mẹ hát êm đềm nhặt khoan.

Thật thú vị biết bao khi trẻ thơ được tắm gội bên dòng suối thanh bình. Và còn hạnh phúc nào hơn khi được đùa nghịch cùng con sóng nước dạt dào, hay khi được thả mình trên chiếc võng đung đưa theo tiếng à ơi của mẹ. Thế mà, tình mẹ đã làm nên những điều kỳ diệu như thế. Tình mẹ như dòng suối, như con sóng vỗ dạt dào, như cánh võng ru hời đưa con vào giấc ngủ say.

Mẹ là ngọn gió thênh thang
Ru con ngày tháng biết bao là tình

Lời kết của bài hát như muốn chúng ta hãy tắm gội trong biển bao la tình mẹ. Một tình mẹ như biển bao la không bao giờ vơi.

Lòng mẹ thương con như nước nguồn xuôi về Biển Đông
Lòng mẹ thương con như nước nguồn xuôi về Biển Đông.

Ngày đầu năm mới, Giáo hội tôn vinh một người Mẹ. Một người Mẹ đã cho Con Thiên Chúa tắm gội trong biển bao la tình mẹ. Một người Mẹ đã đi hết cuộc đời dương gian với biết bao nỗi đau của cuộc đời bể dâu đầy đắng cay thị phi. Mẹ đã chịu biết bao khổ đau khi phải sinh con trong cảnh cơ hàn. Mẹ đã phải bồng ẵm con rời bỏ quê hương chạy trốn sự truy sát của bạo chúa Hê-rô-đê. Mẹ đã dốc hết tình mẹ để che chở, bảo vệ Con Thiên Chúa làm người. Mẹ còn được vinh dự hiệp thông với con yêu quý của Mẹ cứu độ trần gian trong hiến tế đồi Calve.

Chính trong hiến tế đồi Calve, Mẹ Maria đã sinh ra nhân loại chúng ta. Hay đúng hơn Mẹ Maria đã đón nhận sự ủy thác của Chúa Giê-su để trờ thành Mẹ nhân loại, khi Chúa trao gởi Gioan cho Mẹ: “Thưa bà, đây là con bà”. Gioan đã đại diện cho cả nhân loại đón Mẹ về nhà mình. Từ nay từng mái nhà đều có Mẹ Maria hiện diện, đều có Mẹ Maria đồng hành nâng đỡ, chỡ che. Từ nay Mẹ Maria mãi mãi là mẹ của chúng sinh để tiếp tục thi thố tình thương của một người mẹ cho nhân loại chúng ta.

Đó là lý do mà trong suốt dọc dài lịch sử nhân loại luôn có bàn tay của Mẹ xoa dịu nỗi đau cho nhân loại, hay có khi cứu vớt nhân loại khỏi lầm than. Mẹ đã hiện ra ở nơi này nơi kia như nói lên tình Mẹ vẫn đong đầy với nhân loại chúng ta. Mẹ không thể ở xa khi thấy con Mẹ đang quẳn quại trong nỗi đau. Mẹ sẽ chẳng làm ngơ khi con cái Mẹ chìm đắm trong bể khổ trần gian. Mẹ sẽ làm điều gì đó để thể hiện tình từ mẫu mà Mẹ mãi mãi dành cho nhân loại chúng ta.

Với niềm vui mừng trong ngày đầu năm mới, chúng ta hãy dành cho Mẹ lời cám ơn chân thành vì biết bao ơn lành mà Mẹ đã chuyển cầu cho chúng ta. Cám ơn Mẹ đã nhận chúng ta làm con của Mẹ. Cám ơn Mẹ đã lấy tình mẫu tử để che chở, gìn gìữ cuộc đời chúng ta. Chúng ta cũng dâng lên Mẹ một năm mới với bao ước nguyện chân thành. Mong ước cho được bình an. Mong ước cho công việc được thuận buồm xuôi gió, cho gia đạo trên dước thuận hòa. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa chúc lành cho những ước nguyện đầu năm của chúng ta. Amen

LM. Jos Tạ Duy Tuyền

Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa

Viết về Mẹ, nói về Mẹ bao giờ tôi cũng cảm thấy hạnh phúc và sung sướng. Bởi vì, không có gì bằng Mẹ, không có gì đẹp hơn Mẹ. Người Mẹ trần gian còn thế huống hồ người trên mọi người Mẹ thế trần: Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Cho nên, khi diễn tả về Mẹ Maria, tôi chỉ có thể nói được một câu: ” Đây là người Mẹ tuyệt vời “. Ở đây, tôi không có ý viết về Mẹ Maria với một mớ kiến thức học được trong những năm ở Chủng viện, ở Đại chủng viện hay những năm đã là linh mục. Không, tôi chỉ muốn chia sẻ về Mẹ Maria theo cảm nghiệm tôi có được về một người Mẹ mà tôi luôn yêu thương, khâm phục và tôn kính. Người Mẹ ấy, hôm nay Giáo Hội ca tụng Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.

MẸ SINH RA ĐẤNG CAO CẢ, CHÚA GIÊSU, CON THIÊN CHÚA:

Quả thật, không ai biết rõ ràng những chi tiết về mầu nhiệm Giáng Sinh hơn Mẹ Maria, thế mà thánh sử Luca chỉ có thể viết: ” Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những sự việc đó và suy niệm trong lòng “ ( Lc 2, 19 ). Mẹ Maria im lặng bởi vì Mẹ đã gắn bó mật thiết với mầu nhiệm Giáng Sinh đến nỗi Mẹ không thể diễn tả ra bằng lời trần gian được. Mẹ đã chấp nhận cưu mang Con-Thiên-Chúa trong cung lòng và rồi trong đêm Giáng Sinh kỳ diệu, thánh Luca đã mô tả sự việc thật huyền diệu, thật linh thánh. Mẹ Maria trước biến cố linh thiêng ấy vẫn im lặng, không nói một lời. Mẹ đã hiểu giá trị của sự từ bỏ hoàn toàn, sống nghèo khó, âm thầm phục vụ. Mẹ chấp nhận sống như một nữ tỳ để phục vụ hơn là để hưởng vinh quang. Mẹ xứng đáng là người được Thiên Chúa tuyển chọn.

TƯỚC HIỆU MARIA, MẸ THIÊN CHÚA:

Tước hiệu Maria, Mẹ Thiên Chúa đã có từ lâu đời trong Hội Thánh công giáo. Tuy nhiên đến thế kỷ thứ V, tước hiệu Maria, Mẹ Thiên Chúa mới gặp sự khó khăn do Giáo chủ Nestoriô chống đối. Theo Nestoriô thì chỉ nên coi Đức Maria là Mẹ Đức Giêsu Kitô. Do đó, đã xẩy ra một cuộc xung đột lớn lao trong Hội thánh về vấn đề Ngôi Hai Nhập Thể. Năm 431, Hôi Thánh đã triệu tập Công Đồng Êphêsô do thánh Cyrillô chủ tọa. Công Đồng Êphêsô tuyên bố cất chức Giáo chủ Nestoriô, đồng thời đánh đổ luôn lạc thuyết của Nestôriô. Công Đồng Êphêsô đã tuyên xưng rằng: ” Vì Ngôi Lời nhập thể là một chủ vị duy nhất, cho nên điều gì chúng ta có thể nói về nhân tính của Đức Kitô, thì chúng ta cũng có thể nói về thiên tính của Ngài. Con-Thiên-Chúa đã được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, đã sinh ra bởi Mẹ Maria, đã sống giữa chúng ta và đã chịu chết vì chúng ta “. Chính vì thế, theo nghĩa này, chúng ta có thể gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa, bởi Người cũng đã thực sự sinh ra Đấng-Thiên-Chúa-làm-người. Mười lăm thế kỷ sau, Đức Giáo Hoàng Piô XI, vào năm 1931, để kỷ niệm ngày tuyên bố tín điều Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã thiết lập lễ Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa vào ngày 01 tháng 01 hằng năm. Tước hiệu, Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa đã trở thành tước hiệu chính của Đức Mẹ và nó là niềm vinh dự cho mọi người Kitô hữu, cho toàn thể Giáo Hội.

CẢM TẠ THIÊN CHÚA ĐÃ BAN CHO HỘI THÁNH MỘT NGƯỜI MẸ TUYỆT VỜI:

Nguyên việc Mẹ Maria được sứ thần Gabrien chúc tụng Mẹ là người đầy ơn phước và bà Êlisabeth tung hô Mẹ là người diễm phúc hơn mọi phụ nữ. Điều này nói lên sự quan tâm, lưu ý, tuyển chọn Mẹ cách đặc biệt của Thiên Chúa. Vâng, trước ơn huệ cao cả Thiên Chúa dành ban cho Mẹ. Chúng con là con cái Mẹ luôn vinh dự được có một người Mẹ tuyệt vời, chúng con hân hoan chúc tụng, cảm mến Mẹ là Đấng đầy ơn phước, và noi gương Mẹ tromg thái độ cầu nguyện mà bài Tin Mừng của thánh Luca đã tường thuật cho mọi người chúng con hôm nay. Chúng con cảm tạ Mẹ bởi vì hôm nay ngày đầu Năm Mới dương lịch 2009, chúng con nhìn lên Mẹ: ” Mẹ là Mẹ của Mùa Xuân vĩnh cửu “. Mẹ luôn tươi trẻ và Mẹ luôn ấp ủ mọi người chúng con trong trái tim vẹn tuyền của Mẹ. Mẹ yêu thương Chúa Giêsu con của Mẹ nhưng Mẹ cũng luôn yêu thương chúng con với tình mẫu tử của Mẹ. Trong Năm Mới dương lịch 2009 này, chúng con luôn ghi tạc trong lòng tình yêu của Mẹ và như Mẹ chúng con luôn ghi nhận Lời Chúa để suy gẫm và thực hành trong đời sống Lời Chúa hằng ngày. Mẹ là Mẹ của Mùa Xuân, xin Mẹ giúp chúng con luôn biết sống ý nghĩa của Mùa Xuân vĩnh cửu để như Mẹ chúng con biết đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa trong tâm hồn khi biết lắng nghe và suy niệm Lời Chúa.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:

Sống với anh chị em Dân tộc Kơho, tôi cảm nghiệm sâu xa tình thương người Dân tộc dành cho Đức Mẹ và lòng sùng kính bình dân nhưng đầy đạo đức họ dành cho Đức Mẹ. Thái độ và cử chỉ cung kính họ dành cho Mẹ Maria luôn làm cho tôi hạnh phúc bởi vì những người Dân tộc không học hỏi cao xa, không uyên bác nhưng họ có một tâm tình rất dễ thương đối với Mẹ. Do đó, mỗi thứ bảy và những dịp lễ của Mẹ, tôi rất sung sướng, hân hoan chia sẻ về Mẹ với một ngôn ngữ rất bình dân nhưng chứa chan tình Mẹ.

Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn bắt chước Mẹ của Chúa: ” Lắng nghe và suy đi nghĩ lại trong lòng “ và như thế chúng con sẽ được hưởng vinh quang mà Chúa đã hứa:” Ai làm theo ý Cha Ta, kẻ ấy là anh chị em và là Mẹ Ta “.

LM. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT