Ta Là Mục Tử Tốt Lành

“…Người mục tử tốt lành hy sinh mạng sống cho đàn chiên”.

Trên một tờ báo y học ở Achentina, bác sĩ Gioan Coóctê (Jean Cortez) đã kể một trường hợp đặc biệt chính ông chứng kiến. Ông chữa bệnh cho một bé gái tên là Angien. Bé Angien bị ung thư bao tử, một bệnh ít khi xảy tới cho người trẻ tuổi. Sau mấy lần giải phẫu và điều trị đủ cách, ông đành báo tin buồn cho bà mẹ rằng ông chịu bó tay, bé Angien đã chết.

Mẹ em bé, bà Maria gần như hoá điên trước tin này. Bà không cho ai đụng tới thi thể con gái và quì cầu nguyện lâu giờ bên giường em. Bác sĩ Cortez nghe bà cầu xin Chúa để bà chết thay cho con. Ông rất cảm động, làm hiệu cho mọi người ra ngoài để bà mẹ một mình với con. Lúc trở lại, ông bỡ ngỡ thấy em Angien đứng bên giường, dáng vẻ rạng rỡ khoẻ mạnh. Còn bà mẹ gục đầu trên giường và thều thào với bác sĩ Cortez: Thưa bác sĩ, Chúa đã nhận lời tôi. Bác sĩ Cortez cho làm mọi loại thử nghiệm và thấy em Angien đã hoàn toàn khoẻ mạnh không còn dấu vết đau ốm nào. Còn bà Maria thì đang hấp hối vì bệnh ung thư bao tử, căn bệnh mà con gái bà đã mắc từ hai năm nay. Các thân nhân xúm quanh bà mẹ, an ủi bà và hứa chăm sóc bé Angien chu đáo. Vài giờ sau, bà tắt thở. Bác sĩ Gioan Coóctê kết luận: “Tôi không thể giải thích chuyện này vì rõ ràng em bé đã chết. Một nguồn lực siêu nhiên đã chứng giám và can thiệp vào tình mẫu tử mạnh mẽ của bà mẹ”.
Tình mẫu tử khiến bà Maria sẵn sàng chết thay con. Người ta lý giải cường độ mạnh mẽ của tình mẫu tử là vì chính bà mẹ đã chia sẻ cuộc sống cho con. Hai mẹ con dường như chỉ có một sự sống duy nhất. Và Chúa Giêsu đã muốn dùng hình thức sự sống này để diễn ta mối liên kết giữa Chúa với mọi người chúng ta. Người diễn tả ý này bằng nhiều cách: “Ta là bánh sự sống; Ta là ánh sáng thế gian; Ta là cửa; Ta là Mục tử nhân lành; Ta là cây nho; Ta là sự sống lại và là sự sống”. Còn chúng ta là con người được nuôi dưỡng bắng bánh sự sống, chúng ta là chiên, là cành nho, được thông ban sự sống của Chúa. Vì thế, Người sẵn sàng chết để cứu độ chúng ta.

Lời lẽ của Chúa hoàn toàn khác biệt với bất cứ một người sáng lập học thuyết, tôn giáo nào. Kiểu nói làm ta nghĩ tới Thiên Chúa, Đấng mạc khải tên mình cho Môi-sê; Đấng đã phán từ bụi gai bừng cháy; Ta là Đấng tự hữu.

Danh hiệu Người Mục tử đã thành cổ điển trong mọi nền văn hoá Đông phương. Chúa là Mục tử chân chính, khác hẳn những người chăn thuê, làm mướn. Vì chỉ có Mục tử chân chính mới sẵn sàng hiến mạng vì chiên. Chúa đã thực hiện điều này để chúng ta thấy rõ Tình Yêu của Người, thấy rằng Chúa là Mục tử duy nhất chân thực, vị Mục tử nhân lành đã hy sinh mọi thứ vì đàn chiên, kể cả tài sản quý hoá nhất, đó là mạng sống mình, nhất nữa đó lại là mạng sống của Chúa, mạng sống mà Chúa tự nguyện hy sinh. Cái chết của Chúa không phải bất ngờ, không phải chịu thua bạo lực, nhưng là một hiến ban hoàn toàn ý thức và tự do. Chúa chết như một hành động yêu thương… Một Tình Yêu tột đỉnh (Ga 13,1; 15,13)

Chúa là Mục tử thực, Chúa biết rõ các chiên và các chiên biết Chúa. Hiểu biết này không phải chỉ là nhận thức, nhưng là thấu hiểu, là chia sẻ cuộc sống. Một hiểu biết ở mức độ chặt chẽ nhất, cao thượng nhất: Như Cha biết Ta và Ta biết Cha. Tình thân giữa Chúa với những người được Chúa cứu chuộc bằng cái chết của Người cũng chính là tình thân mật giữa các ngôi vị Thiên Chúa, và chúng ta được thông hiệp trong sự sống, trong tình yêu của Thiên Chúa cao cả.

Kinh Thánh dùng từ ngữ đoàn chiên để nói về dân Israel: Chúa Giêsu đã mở rộng từ này tới một giới hạn vô tận: Ta còn nhiều chiên khác ngoài đàn, Ta phải đem tất cả về, và sẽ chỉ còn một đoàn chiên, một Mục tử. Chúng ta có sứ mệnh cùng Chúa thực hiện mục tiêu của tình yêu lớn lao cao cả đó.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con là những người cộng tác với Chúa, được chu toàn nghĩa vụ loan báo Tin Mừng cứu độ cho cả những chiên ngoài đàn như lòng Chúa ước mong.

Noel Quesson

Mục Tử Nhân Lành

Dân Do Thái là dân du mục. Cuộc đời họ gắn liền với đoàn vật và những đồng cỏ. Nên khi Đức Giêsu đưa ra hình ảnh người mục tử và đoàn chiên, người Do Thái hiểu ngay tức khắc. Đức Giêsu đã dùng hình ảnh quen thuộc ấy để nói lên mối liên hệ của ta với Người và của Người với ta. Người là Mục tử nhân lành. Ta là đoàn chiên của Người. Người lãnh đạo đoàn chiên không phải bằng uy quyền áp chế, bằng kỷ luật khắc nghiệt, nhưng bằng tình yêu tha thiết. Tình yêu của Người được biểu lộ qua ba khía cạnh: hiểu biết, quan tâm chăm sóc và hy sinh cho đoàn chiên.

Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hiểu biết. Sự hiểu biết này không phát xuất từ lý trí, do học hỏi, nhưng phát xuất từ trái tim, do tình yêu. Khi yêu, trái tim trở nên vô cùng nhậy bén đến độ hiểu được hết những âm thanh của tâm hồn và tai người thường không nghe thấy, nhìn thấy hết những gì ẩn kín trong tâm hồn mà mắt thường không nhìn thấy, cảm nhận được hết những chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn mà không một nhà tâm lý học nào có thể cảm được. Khi Đức Giêsu nói: “Ta biết chiên Ta” có nghĩa là Người hiểu biết từng người trong chúng ta. Người không chỉ hiểu rõ hoàn cảnh sinh sống của chúng ta, mà còn thấu rõ tâm tư tình cảm của ta. Người biết những gánh nặng mà ta đang phải gánh. Người thông cảm với những đau đớn mà ta đang phải chịu. Người đau những nỗi đau trong tâm hồn ta. Người khổ những nỗi khổ đang dày vò ta. Người nhức nhối trong vết thương của tâm hồn ta.

Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu quan tâm chăm sóc. Sự hiểu biết sâu xa đến từ sự quan tâm chăm sóc. Sự quan tâm chăm sóc cũng phát xuất từ tình yêu. Có yêu mới quan tâm. Có quan tâm mới hiểu biết nhu cầu. Có hiểu biết nhu cầu mới biết đường chăm sóc. Đức Giêsu yêu thương ta nên Người quan tâm đến ta. Người biết rõ những nhu cầu của ta. Người chăm sóc ta. Có những tình yêu muốn chiếm hữu. Đó là thứ tình yêu ích kỷ. Có những chăm sóc khiến ta trở nên ấu trĩ, yếu ớt, không lớn lên được. Đó là thứ chăm sóc độc đoán ràng buộc. Đức Giêsu chăm sóc không phải để ràng buộc ta nhưng để giúp ta sống trong tự do. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên ấu trĩ, nhưng là để giúp ta trưởng thành. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên yếu ớt nhút nhát, nhưng là để giúp ta mạnh mẽ, tự tin. Vì thế, Nguơì cung cấp cho ta những lương thực lành mạnh. Người đưa ta đến những đồng cỏ non, đến những giòng suối trong. Lương thực Người mang đến, đó là Lời Chúa, là Mình Máu Thánh Chúa, là Thánh ý Chúa Cha. Những lương thực ấy sẽ cho ta được sống và sống dồi dào.

Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hy sinh. Đây chính là dấu chỉ chắc chắn nhất của một tình yêu. Càng yêu mến nhiều càng sẵn sàng hy sinh nhiều. Yêu đến sẵn sàng hy sinh mạng sống là một tình yêu cao cả không có gì sánh được. Đức Giêsu đã xác nhận điều ấy khi Người nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15,13). Chính Người đã thực hiện điều ấy. Người là Mục tử nhân lành sẵn sàng liều mạng, một mình chống lại sói dữ để bảo vệ đoàn chiên. Người đã tự hiến mạng sống vì ta. Người đã chấp nhận chết đi để ta được sống.

Hạnh phúc cho ta được là đoàn chiên của Người. Ta được an ủi vì Người hiểu ta. Ta an tâm vì Người hằng quan tâm chăm sóc ta. Ta sung sướng vì Người yêu thương đến nỗi chết vì ta.
Người muốn ta chia sẻ hạnh phúc ấy cho mọi người. Người muốn ta lớn mạnh để đến lượt ta, chính ta trở thành mục tử nhân lành theo gương Người. Cha mẹ là mục tử của con cái. Thày cô giáo là mục tử của học sinh. Giám đốc là mục tử của công nhân. Y bác sĩ là mục tử của bệnh nhân. Anh chị lớn là mục tử của các em nhỏ.

Nhưng đặc biệt hơn hết, Người muốn có những người tiếp tục công việc của Người, chăm sóc đời sống tâm linh nhân loại. Chính vì thế, Giáo Hội dành ngày hôm nay để cầu nguyện cho ơn kêu gọi làm linh mục. Nhìn tình hình chung trên toàn thế giới, và riêng trong Giáo phận, ta thấy còn thiếu rất nhiều linh mục. Giáo dân cần linh mục như bệnh nhân cần bác sĩ. Giáo dân cần linh mục như học sinh cần thầy cô giáo. Giáo dân cần linh mục như một người bạn sẵn sàng cảm thông, chia sẻ vui buồn trong đời sống và như một người bạn đồng hành giúp đỡ trong cuộc hành trình tiến về đời sau.

Hãy cầu nguyện cho có nhiều thanh niên sẵn sàng hiến thân làm linh mục. Hãy khuyến khích con cháu dâng mình cho Chúa, làm linh mục để phục vụ anh em. Nhất là hãy cầu nguyện cho các linh mục được trở nên những mục tử như Đức Giêsu, vị Mục Tử nhân lành, biết yêu thương phục vụ đoàn chiên, hiểu biết tâm tư tình cảm của từng người, quan tâm chăm sóc từng con chiên và sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích của đoàn chiên.

Lạy Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành, xin hãy ban cho chúng con nhiều mục tử tốt lành theo gương Chúa. Xin biến chúng con thành những mục tử tốt lành trong gia đình, trong khu phố, trong xã hội. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1- Đức Giêsu hướng dẫn đoàn chiên bằng cách nào? Bằng quyền lực hay bằng tình yêu thương?

2- Hãy kể ra những đặc tính của tình yêu của Đức Kitô.

3- Bạn có cảm thấy trách nhiệm là mục tử của mình không? Bạn đã đối xử với đoàn chiên của mình thế nào?

4- Bạn nghĩ gì về đời sống tu trì? Bạn có cầu nguyện cho cha Xứ của bạn không?

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

Chúa Nhật 4 Phục Sinh Năm B

FOURTH SUNDAY OF EASTER – APRIL 26, 2015 CHÚA NHẬT THỨ 4 PHỤC SINH – 26-4-2015
 John 10:11-18
10:11 “I am the good shepherd. The good shepherd lays down his life for the sheep.
10:12 The hired hand, who is not the shepherd and does not own the sheep, sees the wolf coming and leaves the sheep and runs away–and the wolf snatches them and scatters them.
10:13 The hired hand runs away because a hired hand does not care for the sheep.
10:14 I am the good shepherd. I know my own and my own know me,
10:15 just as the Father knows me and I know the Father. And I lay down my life for the sheep.
10:16 I have other sheep that do not belong to this fold. I must bring them also, and they will listen to my voice. So there will be one flock, one shepherd.
10:17 For this reason the Father loves me, because I lay down my life in order to take it up again.
10:18 No one takes it from me, but I lay it down of my own accord. I have power to lay it down, and I have power to take it up again. I have received this command from my Father.”
Gioan  10:11-18

11 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.

12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn,

13 vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên.

14 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi,

15 như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.

 

16 Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.

17 Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại.

18 Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.”

 

INTERESTING DETAILS:

Jn 10, 11: Jesus presents himself as the Good Shepherd who gives his life for his sheep.
Jn 10, 12-13: Jesus defines the attitude of the mercenary
Jn 10, 14-15: Jesus presents himself as the Good Shepherd who knows his sheep. Two things characterize the Good Shepherd: a) he knows the sheep and is known by them. in the language of Jesus, “to know” is not a question of knowing the name or the face of the person, but to be in relationship with a person as a friend, and with affection. b) to give the life for the sheep. That means to be ready to sacrifice oneself out of love. The sheep feel and perceive when a person defends and protects them
    Jn 10, 16: Jesus defines the goal to be attained: only one flock and one shepherd . We are the ones, imitating in everything the behaviour of Jesus, the Good Shepherd!
Jn 10, 17-18: Jesus and the Father. Jesus opens himself and makes us understand something which is in the deepest part of his heart: his relationship with the Father

CHI TIẾT HAY

Gn 10, 11 Chúa Giêsu trình bày chính Ngài là mục  tử tốt hy sinh tính mạng vì đoàn chiên

Gn 10, 12-13: Chúa xác định thái độ kẻ chăn thuê

Gn 10:14-15: CGS trình bày ngài là Mục tử tốt biết những chiên của minh. Hai đặc tính của Mục Tử tốt: a) biết đoàn chiên và đoàn chiên biết  chủ chiên, theo Chúa Giêsu biết không phải chỉ biết tên và mặt con người, nhưng còn liên hệ với nhau như bạn hữu và yêu thương. b) sẵn sàng hy sinh tính mạn vì tình yêu. Đoàn chiên cảm nhận khi mục tử bảo vệ và che chở họ,

Gn 10, 16: Chúa Giêsu xác nhận mục tiêu phải đạt được: chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. Chúng ta là một, khi chúng ta noi theo mọi cách sống của Chúa Giêsu, mục tử tốt.

Gn 10, 17-18: Chúa Giêsu và Chúa Cha. Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta phần sâu xa nhất về liên hệ của Ngài với Chúa Cha.

ONE MAIN POINT: 

We are reminded of two important truths of our faith – that we are the children of God and that Jesus is the Good Shepherd.

Một Điểm chính:

Chúng ta được nhắc nhớ 2 chân lý quan trọng của đức tin: – chúng ta là con cái của Thiên Chúa và Chúa Giêsu là Mục Tử tốt.

REFLECTION

a) What has struck you most in the text of the Good Shepherd? Why?
b) Which are the images which Jesus applies to himself, how does he apply them and what do they signify?
c) How many times does Jesus use the term life in this text and what does he affirm about life?
d) What does the text say about the sheep that we are? Which are the qualities and the tasks of the sheep?

SUY NIỆM:

a) Phần nào trong bản văn Mục tử tốt lành đụng chạm bạn nhất? Tại sao?

b) Những hình ảnh nào Chúa Giêsu dùng chỉ về Ngài, áp dụng những hình ảnh đó thế nào và ý nghĩa của những hình ảnh đó?

c) Bao nhiêu lần Chúa Giêsu dùng từ mạng sống trong bản văn này và Ngài xác nhận điều gì về mạng sống?

d) Bản văn nói gì về chúng ta là những con chiên?

 

NHỮNG TƯ TƯỞNG CẦN SUY NIỆM

Hình ảnh Chúa Kito là Mục tử tốt nhắc nhở chúng ta rằng: mục vụ của Chúa Kitô là phục vụ và nối kết. Chúa Giesu muốn mang toàn thể đàon chiên lại với nhau – tất cả mọi đàn ông đàn bà – giàu và nghèo – trẻ và già – từ mọi quốc gia và mọi nhóm. Chúa Giêsu không muốn thống trị, điều khiển hay khai thác con người nhưng phục vụ họ, gây cảm hứng và đem họ lại với nhau. Đây là tinh thần của Phục Sinh, tinh thần của sự Sống Lại.

Nếu chúng ta làm nhiệm vụ một Kitô thứ hai ngày hôm nay, từ ” Mục tử tốt” này có thể giống điêu gì? Có nhiều mức độ ý nghĩa. Trong ánh sáng nhập thể, chúng ta không thể chỉ tập trung vào sự sống đời đời trong thế giới tương lai khác. Chúa Giêsu quan tâm đến cái gì khuyến khích đạt đến sự sống đời đời từ trong hiện tại. Chúng ta có thể nói rằng Mục Tử tốt quan tâm đến tất cả những vấn đề cổ võ sự sống:

– Thực phẩm, nước, nhà ở, săn sóc sức khỏe, dinh dưỡng – Cộng đồng, lòng thương xót, sự liên đới, – lòng thương xót và sự tha thứ, – Tâm linh, tự do, thần linh, – sự công bằng, công chính, nhân đức, – hòa bình và không bạo lực.

Chúng ta được kêu gọi phải chia sẻ sự quan tâm này. Với “Mục tử tốt”, chúng ta được kêu gọi tham gia vào vấn đề đời sống thực tế và công bình cho toàn thế giới.

Chúa Giesu hy sinh mạng sống cho chúng ta vì Ngài thực sự quan tâm đến chúng ta.

Ngài bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ: ma quỷ, tội lỗi và cái chết. Chúa Kitô biết chúng ta và chúng ta biết ngài.

Chúng ta biết Thiên Chúa Cha nhờ Ngài.

Mặc dù có những người thuộc về Ngài đang rải rác khắp thế giới và mọi thời đại, chúng ta thực sự làm thành một Hội Thánh.

Chúa Giêsu có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ, vì Ngài có quyền hy sinh mạng sống và có quyền lấy lai.

Thoughts for your Consideration

The gospel image of Jesus Christ as the Good Shepherd reminds us that Christ’s ministry is a ministry of service and solidarity. Jesus desires to bring the whole flock together – all men and women – rich and poor – young and old – from all the many nations and groups. Jesus desires not to dominate or control or manipulate people but to serve them, inspire them, and bring them together. This is the spirit of Easter, the spirit of the Resurrection.

If we function as “another Christ” today, what might this “good shepherding” look like? There are of course many levels of meaning. In light of the incarnation, we cannot focus only on eternal life in some other future world. Jesus is concerned with what promotes eternal life in the present. We might say that the Good Shepherd is concerned for all the things that promote life:

·                            Food, water, shelter, health care, nutrition   –  Community, compassion, solidarity

·                            – Mercy and forgiveness – Spirituality, freedom, spirit,  – Justice, righteousness, virtue                    

·                            – Peace and nonviolence

We are called to share this same concern. With the “Good Shepherd,” we are called to be involved in the real issues of life and in justice for the whole world.

Jesus has laid down his life for us because he has true concern for us.

He has done so to defend us against every evil: the devil, sin, and death. Christ knows us and we know him.

We know God the Father through him.

Although those persons who belong to him are found scattered throughout the world and throughout time, we really do form one Church.

Christ was able to defend us from every evil, because he had the power to lay down his life and to take it up again.

ƠN TOÀN XÁ NGÀY KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định các tín hữu có thể được hưởng ơn toàn xá trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh. Quyết định trên đây được công bố trong sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao đăng trên báo Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh.Sắc lệnh khẳng định rằng ơn toàn xá được ban với những điều kiện thường lệ là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha cho những tín hữu nào trong ngày Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh tức là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa tại bất kỳ nhà thờ nào có lòng quyết tâm từ bỏ mọi quyến luyến tội lỗi kể cả tội nhẹ và tham dự vào các việc đạo đức tôn vinh lòng từ bi Chúa hay ít là đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính cùng với sự kêu cầu Chúa Giêsu từ bi trước sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được trưng bày công khai hoặc giữ trong nhà tạm

Tóm Tắt ÂN SỦNG TUYỆT VỜI CHO NHỮNG AI ĐỌC CHUỖI KINH LÒNG THƯƠNG XÓT:

** Khi đang cầu nguyện bằng chuỗi Kính Lòng Thương Xót, tôi (faustina) thấy vị thiên thần trở nên bất lực: không thể thực hiện án phạt Công Thẳng xứng với tội lỗi thế giới. (474)

• Giải hòa với Thiên Chúa và khẩn nài được Lòng CHUA Xót Thương. (714)

• Đem nhân lọại đến gần Cha hơn. (929)

• Nhận được Lòng Thương Xót bao la trong gìơ lâm tử. (687)

• Các linh mục hãy giới thiệu chuỗi kinh ấy cho các tội nhân như niềm trông cậy sau cùng cho ƠN CỨU ĐỘ. (687)

• Một tội nhân dù chai đá , cứng lòng đến mấy, nhưng nếu đọc chuỗi kinh này, dù chỉ một lần duy nhất mà thôi, cũng sẽ nhận được ơn thánh do lòng lân tuất vô cùng của Cha. (687)

• Ân sủng trọng đại biết bao cho những linh hồn đọc chuỗi kinh, Lòng Thương Xót sâu nhiệm của Cha cảm kích vì những người đọc chuỗi kinh này. (848)

• mọi sự đều có thể xin được nhờ chuỗi kinh này. (Faustina cầu được mưa trong 3 tiếng ).

• Hãy cổ động đọc chuỗi kinh… Cha vui lòng ban mọi điều họ nài xin Cha bằng việc lần chuỗi kinh ấy. (1128)

• Khi những tội nhân cứng lòng đọc chuỗi kinh, Cha sẽ đổ đầy bình an cho linh hồn họ, và giò chết của họ sẽ là một giờ hạnh phúc. (1541)

• Đọc chuỗi kinh này bên người hấp hối, Cha sẽ đứng giữa Chúa Cha và người hấp hối ấy, không phải với tư cách Thẩm Phán chí công, nhưng là Đấng Cứu Độ nhân lành. (1541)

• TRỢ GIÚP NGƯỜI HẤP HỐI.

• Faustina chưa kịp đọc xong chuỗi kinh thì benh nhan đã tắt thở trong niềm bình an lạ thường. (810)

• “ Trong gìơ chết của họ, Ta sẽ bao bọc mọi linh hồn đã đọc chuỗi kinh này như vinh quang riêng của Ta. (811)

• Hoặc khi có ai khác đọc chuỗi kinh này để cầu cho người hấp hối, thì ân xá cũng giống như thế. 205

• Khi chuỗi kinh này đuợc đọc bên giường người hấp hối, cơn nghĩa nộ Thiên Chúa sẽ dịu xuống , lượng nhân từ vô biên sẽ bao phủ linh hồn ấy và Lòng Thương Xót sâu thẳm dịu dàng của Ta sẽ động lòng vì cuộc Thương Khó bi thảm của Con Ta.

• Faustina đoc chuỗi kinh.., đặt tượng thánh giá lên ngực người hấp hối và cầu… Anh ta ra đi một cách an lành. (1035)

• Khi bắt đầu đọc chuỗi kinh, tôi (Faustina) nhìn thấy một người đang hấp hối trong cơn vật vã kinh hồn. Thiên Thần bản mệnh …ra sức bảo vệ, nhưng đành bất lực với nỗi khốn nạn dữ dằn của ông ta. Một bầy qủy đông đúc chực sẵn… Nhưng trong lúc đọc kinh tôi nhìn thấy Chúa Giêsu như trong bức hình. Những luồng sáng từ trái tim Người chiếu ra bao phủ lấy người bệnh, và lũ ngụy thần tăm tối hỏang hốt tháo chạy. Người bệnh an lành trút hơi thở cuối cùng. Khi choàng tỉnh, tôi hiểu ra chuỗi kinh quan trọng chừng nào đối với những người hấp hối. Nó làm nguôi cơn nghĩa nộ của Thiên Chúa. (1565)

• Người hấp hối được hoan hưởng an bình và đã nghỉ yên trong Chúa, lòng đầy tin cậy. (1798)

1798 Bỗng tôi (Faustina) thấy mình ở trong túp lều , nơi đó có một người đàn ông cao niên đang hấp

hối giữa cơn vật vã đau đớn. Chung quanh giường là các thân nhân thương khóc. Ngoài ra, còn có một bầy quỉ dữ đen đủi. Khi tôi bắt đầu cầu nguyện, bọn qủy thần tăm tối liền tháo chạy, vừa rít lên giận dữ đe dọa tôi. Người hấp hối được hoan hưởng an bình và đã nghỉ yên trong Chúa, lòng đầy tin cậy.

Chúa Giêsu truyền cho tôi (Faustina) làm:

tuần cửu nhật trước lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa ,

và hôm nay tôi bắt đầu tuần cửu nhật cầu cho thế giới được hoán cải và tôn nhận tình thương của Người …Chúa phán:

“Để mọi linh hồn ca tụng Lòng Nhân Lành của Cha. Cha khao khát lòng tín thác từ các thụ tạo của Cha. Con hãy khuyến khích các linh hồn hãy hết lòng tín thác vào Lòng Thương Xót vô bờ của Cha. Chớ gì linh hồn yếu đuối và tội lỗi đừng sợ đến cùng Cha, vì tội lỗi họ có hằng hà hơn cả số cát trên thế gian đi nữa thì tất cả đều chìm hết trong vực thẳm tình yêu thương xót khôn lường của Cha”

Sưu tầm

Gặp gỡ Đức Kitô phục sinh

Trong suốt tuần Bát Nhật, từ đêm vọng Phục sinh tới hôm nay, Chúa nhật 2 Phục sinh, các bài đọc đã trình bày cho ta nhiều lần Đức Kitô phục sinh hiện ra. Từ những lần thấy Đức Kitô phục sinh hiện ra ấy, các môn đệ đã có những cảm nghiệm sau đây:

  1. Cảm nghiệm đầu tiên là, Đức Kitô đồng hành với họ trên mọi nẻo đường.

Đức Kitô phục sinh không còn bị giới hạn trong không gian. Người có thể cùng lúc xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau. Ngươì xuất hiện trong vườn, gần mồ chôn Người. Người xuất hiện bên bờ hồ, nơi các môn đệ đang chài lưới. Người xuất hiện ở làng Emmau, cách Giêrusalem một quãng đường dài. Người xuất hiện trong phòng đóng kín cửa, nơi các môn đệ tụ họp. Sau này, Người còn xuất hiện ở mãi tận Damas, bên nước Syrira, nơi Phaolô lùng bắt người theo đạo. Không gian xa xôi không làm chậm bước Ngài. Không gian khép kín không ngăn được bước Ngài. Đức Kitô phục sinh ra khỏi mồ có mặt trên mọi nẻo đường của cuộc sống.

Đức Kitô phục sinh cũng không bị giới hạn trong thời gian. Người xuất hiện với Maria khi trời còn đẫm sương khuya. Người xuất hiện bên bờ hồ với các môn đệ khi bình minh vừa ló rạng. Người xuất hiện trong phòng tiệc ly ngay giữa ban ngày. Người xuất hiện ở Emmau khi trời sụp tối. Trong mọi lúc của cuộc đời, Đức Kitô luôn có mặt. Không có thời gian nào Người không ở bên ta.

Đức Kitô phục sinh không còn bị giới hạn, trong một cảnh ngộ cuộc sống nhất định. Trong vườn, Người xuất hiện như người làm vườn.. Bên những người chài lưới, Người xuất hiện như một bạn chài chuyên nghiệp, rành rẽ đường đi của đàn cá. Trên đường Emmau, Người xuất hiện như một khách hành hương, đồng hành với hai linh hồn buồn bã, e ngại đường xa. Người xuất hiện để khích lệ các môn đệ đang lo buồn sợ hãi. Người xuất hiện để soi chiếu niềm nghi ngờ tăm tối của Tôma.

  1. Cảm nghiệm thứ hai là, Đức Kitô phục sinh khơi dây niềm bình an, tin tưởng.

Biết các môn đệ đang buồn sầu, bối rối, bấn loạn sau cái chết của Thầy, Đức Kitô phục sinh mỗi lần hiện ra, đều chúc các ông: “Bình an cho các con”. Người còn thổi hơi vào các ông và nói: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần”.

Cử chỉ thổi hơi nhắc cho ta nhớ lại việc sáng tạo. Khi ấy vũ trụ còn là một khối hỗn mang, vô định hình. Rồi Thần Linh Chúa bay là là trên mặt nước. Nhờ đó mọi vật dần dần có hình hài vóc dáng, đi vào trật tự, ổn định.

Sau cuộc khổ nạn của Đức Kitô, tâm hồn các môn đệ cũng tan nát như một khối hỗn mang, vô định hình. Đức Kitô thổi hơi ban Thánh Thần trong một tạo dựng mới, đem lại trật tự ổn định, uốn nắn các môn đệ thành những con người mới, tràn đầy bình an của Chúa Thánh Thần. Sau khi gặp Đức Kitô phục sinh, Maria buồn bã trở nên vui tươi, hai môn đệ Emmau u sầu tuyệt vọng trở nên phấn khởi, các môn đệ chài lưới mệt mỏi rã rời được hồi phục sức lực, các môn đệ sợ sệt bối rối ẩn núp trong phòng được bình an, Tôma nghi nan bối rối được vững niềm tin mến. Đức Kitô phục sinh chính là niềm bình an cho các ông.

  1. Cảm nghiệm thứ ba, cũng là cảm nghiệm quan trọng nhất, Đức Giêsu phục sinh làm cho cuộc đời có ý nghĩa.

Sau khi Đức Kitô bị hành hình, cả một bầu trời sụp đổ. Các môn đệ tuyệt vọng. Họ sống trong lo sợ, buồn bã, chán chường. Không, họ không còn sống nữa vì cuộc đời đối với họ chẳng còn ý nghĩa gì. Họ như đã chết với Thầy. Chỉ còn nỗi lo sợ, nỗi buồn, niềm tuyệt vọng sống trong họ thôi. Đức Kitô là linh hồn của họ. Linh hồn đã ra đi. Xác sống sao được.

Khi Đức Kitô phục sinh trở lại, những xác chết bỗng hồi sinh, những bộ xương khô bỗng chỗi dậy, mặc lấy da thịt, trở lại kiếp người, những trái tim nguội lạnh trở lại nhịp đập, ánh mắt nụ cười lại rạng rỡ tươi vui, vì cuộc sống từ nay có một linh hồn, cuộc sống từ nay có một ý nghĩa.

  1. Cảm nghiệm cuối cùng là, Đức Kitô phục sinh sai họ đi loan báo Tin Mừng Phục sinh.

Đức Giêsu Phục sinh đã biến đổi toàn bộ cuộc đời các môn đệ. Đức Kitô phục sinh là Tin Mừng lớn lao trọng đại đem lại ý nghĩa cho cuộc đời. Nên các môn đệ không thể không loan báo Tin Mừng lớn lao đó. Maria lập tức chạy về loan tin cho các môn đệ, mời Phêrô và Gioan đến xem ngôi mộ trống. Hai môn đệ Emmau lập tức trở về Giêrusalem bât chấp trời đã tối đen. Phêrô chạy bay ra mồ dù còn sáng sớm và còn bị nỗi sợ người Do Thái ám ảnh. Và sau này, Phaolô, sau khi ngã ngựa, đã trở thành một người loan báo Tin Mừng không biết mệt mỏi.

Hôm nay chính Đức Kitô Phục Sinh nói với các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”.

Tất cả những người đã thấy Đức Giêsu Phục Sinh đều trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Tất cả các môn đệ đều đã lấy máu mình mà làm chứng cho lời rao giảng. Vì Đức Kitô phục sinh là một Tin Mừng không thể không chia sẻ. Vì lệnh sai đi của Đức Kitô là một lệnh truyền không thể chống cưỡng. Như Thánh Phaolô sau này đã nói: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”.

Hôm nay Đức Giêsu Phục Sinh cũng đang hiện diện bên ta. Người luôn ở bên ta trong mọi thời gian. Từ buổi bình minh khi ta mới chào đời cho đến lúc mặt trời chói lọi của tuổi thanh niên. Từ lúc xế chiều của đời xế bóng cho đến lúc bóng đêm tuổi già phủ xuống đời ta.

Người vẫn ở bên ta trong mọi không gian: trong nhà thờ, nơi trường học, ở sở làm, nơi giải trí, trong gia đình, trong chòm xóm.

Người vẫn ở bên ta trong mọi cảnh ngộ vui buồn của cuộc đời. Người ở bên em bé mồ côi đang khóc đòi vú me. Người ở bên em học sinh đang miệt mài đèn sách. Người ở bên cô thiếu nữ đau buồn vì bị tình phụ. Người ở bên chàng thanh niên lạc hướng giữa ngã ba đường. Người ở bên ngững cuộc đời bế tắc không lối thoát.

Chỉ cần quay đầu, dừng bước là gặp được Người. Hãy khao khát đón chờ Người. Hãy tỉnh thức lắng nghe tiếng bước chân Người. Bước chân Người rất nhẹ nhàng, không ồn ào. Đừng bỏ lỡ cơ hội gặp Người.

Gặp được Người, lòng ta sẽ bình an, linh hồn ta sẽ hồi sinh, cuộc đời ta sẽ sống, sống mãnh liệt, sống phong phú, sống dồi dào.

Lạy Đức Kitô Phục Sinh, con đang chìm trong cái chết dần mòn. Xin hãy đến và cho con được Phục Sinh với Người.

ĐTGM. Giuse Ngô quang Kiệt