VƯƠNG QUỐC ÁNH SÁNG

“Thiên Chúa là ánh sáng, nơi Ngài, không có một chút bóng tối nào!”.

Một nhóm du khách đến thăm một ngôi làng đẹp như tranh vẽ, họ đi qua một ông già ngồi bên hàng dậu. Khá khách sáo, một người hỏi, “Có nhân vật vĩ đại nào sinh ra từ ngôi làng này không?”. Ông già trả lời, “Không, chỉ có trẻ sơ sinh!”. Leonard Ravenhill nhận định, “Một câu hỏi rỗng tuếch được đáp lại bằng một câu trả lời sâu sắc! Không có anh hùng tức thì, dù ở thế giới này hay trong ‘Vương Quốc Ánh Sáng’ của Chúa. Sự trưởng thành cần có thời gian, học hỏi và thanh luyện!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay cũng nói đến “trẻ sơ sinh”, nói đến “Vương Quốc” như câu chuyện của Leonard Ravenhill khi Giáo Hội mừng kính các thánh Anh Hài. Tuy nhiên, Lời Chúa còn cho thấy có đến hai vương quốc đối nghịch, ‘Vương Quốc Ánh Sáng’ và vương quốc bóng tối. Qua bài đọc thứ nhất, Gioan nói, “Thiên Chúa là ánh sáng, nơi Ngài, không có một chút bóng tối nào!”.

“Thiên Chúa là ánh sáng!”, một định nghĩa đầy ấn tượng. Chỗ khác, ấn tượng hơn, Gioan viết, “Thiên Chúa là tình yêu!”. Thiên Chúa là ánh sáng của tình yêu; trong Ngài, không vương một chút tối tăm, vốn liên quan đến sự vắng mặt của tình yêu. Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để chứng tỏ Ngài là ánh sáng của tình yêu. Vì thế, lễ Giáng Sinh được gọi là Lễ Ánh Sáng; qua đó, tình yêu Thiên Chúa ngời sáng trong một kiếp người, Con Chúa mặc lấy xác phàm. Thật là thích đáng và ý nghĩa khi ánh sáng được thắp lên rực rỡ huy hoàng khắp nơi trong ngày Giáng Sinh. xem tiếp

NGẮM GIA ĐÌNH CHÚA GIÊSU VÀ NHÌN LẠI GIA ĐÌNH TA

Để làm người, Chúa Giêsu, Đấng là Ngôi Hai Thiên Chúa, đã chọn cách làm con, sống như mọi người con trong gia đình. Chúa là con trong tay Đức Mẹ, trong tay thánh Giuse. Người đã để cha mẹ của mình săn sóc, bồng ẵm, cho bú mớm, nuôi dưỡng và lớn lên trong tay cha mẹ mình. Chúa làm con “hoàn hảo” đến nỗi, không bao giờ Đức Mẹ và thánh Giuse phải ngậm ngùi, ngỡ ngàng vì bất chợt “thấy Chúa” hơn là “thấy con” nơi trẻ Giêsu của mình.

Chúa đã chọn cho mình một gia đình để làm người như tất cả chúng ta là người. Chúa đã sinh ra từ một gia đình để biến gia đình của Chúa thành kiểu mẫu cho mọi gia đình. Ơn thánh hóa trong gia đình của Chúa ngập tràn, để nói cùng mọi người rằng, gia đình nào biết để cho Chúa ngự trị, Chúa ở cùng, Chúa đồng hành, gia đình ấy cũng sẽ được Chúa chúc lành, được Chúa nâng đỡ và thánh hóa. xem tiếp

GIÁNG SINH -TIN MỪNG CỨU ĐỘ CHO MỌI NGƯỜI

HIỆP SỐNG TIN MỪNG

LỄ ĐÊM GIÁNG SINH A.B.C

Is 9,1-6 ; Tt 2,11-14 ; Lc 2,1-14

I. HỌC LỜI CHÚA

  1. TIN MỪNG: Lc 2,1-14

(c 1) Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. (c 2) Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri-a. (c 3) Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. (c 4) Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét miền Galilê, lên thành Bê-lem miền Giuđê, là thành vua Đa-vít, vì ông thuộc về nhà và gia tộc vua Đa-vít. (c 5) Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. (c 6) Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã đến ngày mãn nguyệt khai hoa. (c 7) Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. (c 8) Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đoàn vật. (c 9) Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. (c 10) Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân: (c 11) Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. (c 12) Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: Anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”.(c 13) Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: (c 14) “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. xem tiếp

THÁNH Ý

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG

(Mik 5, 2-5a; Dt 10, 5-10; Lc 1, 39-45).

Tiên tri Mikêa loan báo Đấng thống trị Irael sẽ xuất hiện tại Belem, đất Giuđa. Chúng ta thường gọi vùng Belem này là Đất Thánh vì đã được đón nhận Đấng Cứu Thế. Người Do-thái dùng từ Đất thánh chỉ Nước Irael (Kingdom of Israel). Từ ngữ Đất Thánh (Holy Land) được dùng bởi cả người Hồi Giáo và Kitô Giáo để định vị miền đất giữa sông Jordan và vùng biển Địa Trung Hải. Đền thờ Giêrusalem là trung tâm tôn giáo của người Do-thái và là nơi thánh. Cùng với những nơi Chúa Giêsu đã đi qua thi hành sứ mệnh và rao truyền ơn cứu đô. Xưa cũng như nay, có rất nhiều người, kể cả Do-thái, Kitô hữu và tín hữu Hồi giáo đến hành hương trong miền Đất Thánh này. Nhiều người ao ước được đến viếng thăm những nơi Chúa Giêsu Nazarét sinh ra, nơi Chúa sinh sống và rao giảng, đồi Chúa chịu chết và nơi sống lại ra khỏi mồ. Nhiều Kitô hữu muốn đến tận nơi ngắm nhìn, đụng chạm, cảm nhận và suy niệm về cuộc đời của Chúa Cứu Thế. xem tiếp

Chúng tôi phải làm gì?

Phải làm những việc cụ thể. Hai thái độ cơ bản phải có là công bình bác ái. Bác ái là chia sẻ: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có, ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy”. Như thế, bác ái không phải là bố thí những gì dư thừa, nhưng phải là chia sẻ trong tinh thần “nhường cơm sẻ áo” “hạt gạo cắn đôi”. Chia cả những gì mình đang cần thiết. Trong tinh thần huynh đệ. Trong tinh thần yêu người khác như chính mình. Cơm ăn áo mặc là những gì rất cụ thể thiết thực và vừa tầm tay mọi người. Ai cũng có thể chia sẻ được. Chỉ cần muốn là có thể làm được. Công bình cũng không phải là điều gì quá phức tạp. Chỉ đơn sơ giữ đúng luật pháp: nhân viên thu thuế “Đừng đòi hỏi quá mức ấn định”. Và khi thi hành luật pháp binh lính phải có lòng nhân ái chứ đừng cậy quyền thế áp bức và nhất là bóc lột người khác: “Chớ dùng vũ lực, cũng đừng vu khống mà tống tiền người ta”. Tuy đơn sơ, thiết thực nhưng lại rất quan trọng để được ơn cứu độ.

xem tiếp

CON ĐANG Ở ĐÂU?

“Thiên Chúa đã gọi Ađam và phán bảo ông, ‘Con đang ở đâu?’”.

Rollo May nói, “Một thói quen mỉa mai cũ rích của con người, là chúng ta thường chạy nhanh mỗi khi lạc đường!”. Đúng thế, mỗi khi phạm tội, con người thường chạy nhanh hơn để lẩn trốn Thiên Chúa; và Ngài lại phải la lên, “Con đang ở đâu?”.

Kính thưa Anh Chị em,

Nhận định của Rollo May thật sâu sắc! Sau khi ăn trái cấm, xem ra Ađam đã chạy nhanh hơn khỏi Thiên Chúa; vì thế, tiếng của Ngài hẳn đã vang vọng khắp cả một góc vườn Êđen, “Con đang ở đâu?”. Đó cũng là những gì chúng ta đọc thấy ở những dòng đầu tiên của  sách Sáng Thế hôm nay nhân ngày kính Đức Trinh Nữ Maria, Vô Nhiễm Nguyên Tội. Và sẽ rất thú vị khi chúng ta dám đoan chắc rằng, Thiên Chúa không cần phải hỏi Đức Mẹ, “Con đang ở đâu?” bao giờ! Tại sao? xem tiếp

ĐỪNG CHẶN ĐƯỜNG CHÚA ĐẾN

Để chuẩn bị cho Chúa cứu thế đến với muôn dân, Gioan Tẩy giả được sai đi làm người dọn đường. “Ông đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi…” (Lc 13, 3-4).

Cũng như thánh Gioan tẩy giả, tất cả mọi thành phần trong Hội thánh đều được mời gọi để tiếp nối công cuộc dọn đường cho Chúa Cứu thế; nhưng tiếc thay Chúa Giê-su xuống thế đã 2.000 năm, vậy mà hiện nay còn rất nhiều người chưa nhận biết Ngài, xa lạ với Ngài và thậm chí còn thù nghịch với Ngài! Tại sao? xem tiếp