SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA

Chúng ta không biết chắc ngày sinh của Mẹ Thiên Chúa, nhưng trải dài suốt 15 thế kỷ và cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo vẫn tiếp tục mừng ngày này vào ngày 8 tháng Chín hằng năm gọi là Lễ Sinh Nhật Trinh Nữ Maria Rất Thánh. Theo truyền thống, việc cử hành mừng ngày sinh nhật của Trinh Nữ Maria Rất Thánh vào ngày 8 tháng Chín, vì ngày 8 tháng Mười Hai là ngày kính Mẹ Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội.  

Ngay từ thế kỷ thứ sáu, Giáo Hội đã bắt đầu cử hành mừng Sinh Nhật Đức Mẹ. Mặc dù Thánh Kinh không nói gì về ngày này, tuy nhiên, Ngụy Kinh của Thánh Giacôbê (Protoevangelium of James) đã cho chúng ta những tin tức về ngày đặc biệt ấy. Mặc dù đây là cuốn sách không mang giá trị lịch sử, nhưng nó phản ảnh lòng sùng kính của các Kitô hữu ban đầu. Theo đó, Anna (Anne) và Gioankim (Joachim) là những người son sẻ. Họ nhận được lời hứa về một người con, mà người con ấy sẽ có mặt trong dự án cứu độ của Thiên Chúa đối với thế giới. Câu truyện này cũng giống những câu truyện Thánh Kinh, nhấn mạnh đến sự hiện diện đặc biệt của Thiên Chúa trong đời sống của Đức Maria từ những ngày đầu.     xem tiếp

TỪ BỎ DỨT KHOÁT

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIII TN ( C) 2022( Lc 14, 25 -33)

Thưa quý vị và các bạn, nếu một hành trình trần gian mà cồng kềnh hành lý, thật khổ sở, đáng thương, hay một nơi ở , chổ ở, nhà cửa mà chứa nhiều đồ đạt, vật dụng sẽ làm cho nhà ở chật chội, không thoải mái. Muốn vậy, chúng ta phải bỏ bớt những vật dụng không cần thiết, hoặc ít khi sử dụng đến để có được chổ ở ngăn nắp gọn gang, thoáng mát, sạch sẽ, khi dọn dẹp, vệ sinh dễ dàng. Còn nếu ngược lại sẹ không cho chúng ta một chổ ở gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp. Những, điều gần gũi hiện thực với cuộc sống hằng ngày, những, việc quà quen thuộc, nhiều lúc chúng ta thờ ơ , không quan tâm đến, tưởng chừng vô nghĩa đó, thật ra rất có ý nghĩa.

Tin Mừng Chúa nhật XXIII TN , C, hôm nay ( Lc 14, 25- 33) chắc chắn không liên quan gì đến vấn đề của lời mở đầu phần chia sẻ Tin Mừng hôm nay phải không quý vị ? Thưa, đúng như vậy.

Nhưng, con xin liên tưởng đến những vấn đề nhỏ, gần gũi, quen thuộc với chúng ta để đi đến vấn đề quan trọng mà Chúa Giê-su muốn cho những ai bước theo Người phải thực thi. Chúa Giê-su thẳng thắn , dứt khoát, không úp mở, quanh co. xem tiếp

Làm gì để được sống đời đời

Chúng ta hãy xét xem hai việc sau đây: Một là thờ phượng Thiên Chúa trong nhà thờ, hai là phục vụ người đau yếu, nghèo khổ… ngoài xã hội, việc nào quan trọng hơn?

Làm việc nào trong hai việc đó thì sẽ được sống đời đời?

Thầy Tư tế và thầy Lê-vi trong bài Tin mừng hôm nay tiêu biểu cho những người chọn việc thờ phượng Thiên Chúa là việc cần phải làm để được sống đời đời, còn việc phục vụ người hoạn nạn, khốn khổ là việc thứ yếu, chẳng cần quan tâm.

Chính vì thế, khi thấy một nạn nhân nằm thoi thóp bên đường, mình đầy thương tích, đang rên la kêu cầu trợ giúp, các thầy lánh sang một bên, vội vã tiến về nhà cho kịp giờ cầu nguyện hay dâng lễ vật lên Thiên Chúa; còn chuyện cứu khổ cứu nạn, thì đừng dại dột giây mình vào làm chi cho phiền hà rắc rối, chẳng được ích gì. xem tiếp

An Bình

Ai cũng mong muốn những công việc, những mẫu truyện, những hài kịch hay những cuốn phim có kết thuận, nghĩa là kết có hậu. Nhân vật tốt lành sẽ chiến thắng. Người làm ác sẽ bị loại trừ. Vai chính trong các cốt truyện rất quan trọng vì có ảnh hưởng sâu rộng quần chúng. Bài đọc thứ nhất trích sách tiên tri Isaia, phần kết Bài ca Thứ Ba của tiên tri Isaia diễn tả về sự hoan lạc và an ủi vỗ về của dân Do-thái tại thành thánh Giêrusalem. Bài đọc thứ hai trích đoạn chương sau cùng của thơ Thánh Phaolô gởi cho tín hữu thành Galata cầu chúc mọi người hưởng sự bình an thư thái. Hai bài đọc có kết thúc rất tốt đẹp.

Dân Do-thái được Thiên Chúa ưu ái hướng dẫn và ban lề luật để trở thành một dân tộc vĩ đại. Dân Chúa chọn có nhiệm vụ chuẩn bị đón nhận Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người. Qua mỗi thời kỳ lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đều sai các tiên tri đến để gióng lên tiếng kêu mời gọi vừa để cảnh tỉnh và vừa hy vọng. Chờ mong ngày Thiên Chúa giải thoát dân khỏi vòng nô lệ tội lỗi. Ngày đó ánh sáng sẽ bừng lên trong đêm tối. Con dân sẽ được qui tụ về một mối. Và mọi người sẽ nhìn thấy ánh vinh quang Thiên Chúa. Đấng sẽ đến có uy quyền trên mọi tạo vật. Tiên tri Isaia đã mang đến cho dân chúng niềm hy vọng một tương lai rạng sáng. xem tiếp

LỄ CHÚA BA NGÔI: DUY NHẤT

(Chn 8, 22-31; Rm 5, 1-5; Ga 16, 12-15)

Sách Phương Ngôn còn gọi là Châm Ngôn (Proverb) nói về sự Khôn Ngoan. Người Do-thái ví sự khôn ngoan như người phụ nữ cố gắng kiên trì dẵn dắt mọi người ra khỏi con đường gian tà và tội lỗi. Trong đoạn sách Châm Ngôn hôm nay, sự Khôn ngoan được diễn tả như một nhân vật đã hiện diện với Thiên Chúa trước khi tạo dựng vũ trụ. Sự khôn ngoan ở cùng Thiên Chúa qua mọi công trình sáng tạo. Tiến trình lịch sử cứu độ được hé mở một cách rất tiệm tiến. Dân Do-thái tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất và độc thần. Mầu nhiệm về Ngôi Ba Thiên Chúa được mạc khải từ từ từng bước. Hình bóng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần còn được ẩn giấu. xem tiếp

HÃY NHÂN DANH NGƯỜI MÀ RAO GIẢNG

Chính thánh Luca, đã từng ghi lại thao thức của Chúa Giêsu về sứ mạng truyền giáo, khi đề nghị các môn đệ: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin Chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10, 2).

Năm 2004, Thánh Gioan Phaolô II chọn chính lời của Chúa Giêsu làm chủ đề Sứ điệp Ơn gọi của mình, để xin mọi người cầu nguyện cho việc truyền giáo, cách riêng cho những người sống ơn gọi tu trì: “Luôn trung thành với ơn gọi của mình và đạt tới mức cao độ nhất của sự hoàn thiện Phúc Âm” (Sứ điệp Ơn gọi 2004, số 3).

Đến lúc Chúa về trời, một lần nữa, thánh Luca đã không bỏ qua chi tiết quan trọng trong di chúc của Chúa: “Hãy nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem” (Lc 24, 47). Những lời ấy được trao ban chỉ ít phút trước khi Chúa “lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa”, trở thành lẽ sống, thành hướng nhắm để đi tới, thành mục tiêu để theo đuổi và là hoạt động không ngơi nghỉ của Hội Thánh. xem tiếp