THA THỨ VÌ BẢN THÂN CẦN ĐƯỢC THA THỨ

Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi… để gió cuốn đi…”. Gửi tấm lòng vào gió, vị tha với cuộc đời, bạn sẽ thấy cuộc sống đẹp vô cùng, đáng yêu vô cùng.

Ta thường nghĩ, tha thứ là món quà đối với người được tha thứ. Nhưng không. Tha thứ cho bất kỳ ai lại là món quà tự tặng chính bản thân.

Tha thứ luôn là cách giúp ta thể hiện sự trân quý đối với chính cuộc sống của mình. Nó còn giúp tránh muộn phiền và cảm nhận yêu thương.

Dù đã đi qua nhiều năm và Ngoại tôi đã ra người thiên cổ, tôi vẫn chưa bao giờ quên lời Ngoại dạy. Đó là cái thuở còn sinh viên, mỗi khi bực bội ai đó, tôi lại kể cho Ngoại nghe. Lúc nào nghe xong, Ngoại cũng nhẹ nhàng bảo: “Bỏ qua được thì bỏ qua đi con. Nghĩ hoài chỉ tội mệt óc”. xem tiếp

Chữ Phúc

Chữ PHÚC (Phước) đứng đầu trong bộ ba Phúc-Lộc-Thọ, chứng tỏ Phúc là điều rất quan trọng. Bộ ba này được tượng trưng bằng ba ông già, gọi là Tam Đa. Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành, thường được đặt ở giữa ông Lộc và ông Thọ.

Trong Cựu Ước, PHÚC được nhắc tới nhiều: “Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân, chẳng bước vào đường quân tội lỗi, không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng, nhưng vui thú với lề luật Chúa, nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày” (Tv 1:1-2), hoặc: “Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa, ăn ở theo đường lối của Người” (Tv 128:1). Và còn nhiều câu khác nữa (ví dụ một số câu: Lc 7:22-23, Lc 11:28, Lc 14:15, Ga 20:29, Rm 4:7-8, Rm 14:22, Gc 1:12, Gc 5:11, Kh 1:3, Kh 19:9, Kh 20:6, Tv 1:1-2, Tv 33:12, Tv 106:3, Tv 112:5, Tv 119:1-2, Tv 144:15, Tv 146:5, Hc 28:19, Cn 3:13, Cn 8:32, Cn 8:34, G 5:17, Is 56:2, Gr 17:7,…).

Trong Tân Ước, Đức Giêsu cũng thường nhắc đến PHÚC, đặc biệt là Bát Phúc (Tám Mối Phúc) trong Bài Giảng Trên Núi (Mt 5:3-12; Lc 6:20-23), cũng được gọi là “Hiến Chương Nước Trời”. Riêng với Tông đồ Phêrô, Chúa Giêsu đã nói: “Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16:17). xem tiếp

BÍ QUYẾT HẠNH PHÚC (SUY NIỆM ĐẦU NĂM)

Trong ba ngày tết, người ta thăm viếng, chúc mừng nhau và lời đầu tiên trên môi miệng người đời là chúc nhau hạnh phúc.

Vào những ngày đầu xuân, đông đảo người Việt đến các nhà thờ, chùa chiền khắp mọi miền đất nước để cầu an, cầu phúc năm mới.

Như thế, hạnh phúc là điều mà mọi người đều khao khát, ước mong và tha thiết cầu xin cho bằng được.

Tuy nhiên, hạnh phúc không phải là điều hễ cầu là được, ước là thấy, hễ chúc cho nhau là có…

Vậy phải làm thế nào để được hạnh phúc? Chúng ta cùng tìm hiểu với nhau.  xem tiếp

SỨ ĐIỆP CỦA MÁNG CỎ…

LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA 2023

Nội dung Tin Mừng của ngày lễ Đức Mẹ là mẹ Thiên Chúa cho biết, sau khi các mục đồng nhận được tin từ các thiên thần, họ đến viếng hang Bêlem và gặp thấy “Đức Maria, thánh Giuse và Hài Nhi nằm trong máng cỏ” (Lc 2, 16).

Chúa Trời làm người không ngự trong đền đài, lại nằm trong máng cỏ. Hình ảnh thực tế của sự nghèo hèn đó lại có thể là câu trả lời hùng hồn xác nhận lời của thiên thần.

Máng cỏ. Tưởng chỉ là hèn hạ, lại có thể cho các mục đồng, cũng là những con người bị xem là hèn hạ của thế giới loài người, tìm thấy, gặp gỡ, tôn thờ Đấng Cứu Thế, đồng thời dâng niềm tin của mình cho Ngài.

Máng cỏ. Vật dụng thường ngày của các mục đồng. Họ không lạ gì với chúng. Không có chúng, họ thiếu phương tiện chăm sóc đàn vật. Không có chúng, có thể sẽ khiến đàn vật ốm đói. xem tiếp

ĐÀNG SAU NHỮNG GÌ CÓ THỂ NHÌN THẤY

“Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Ngài đã cư ngụ giữa chúng ta!”.

Đạo diễn Walt Disney sẽ không nương tay để cắt bỏ bất cứ thứ gì cản trở tiến độ của một chuyện phim! Vậy khi cuốn phim cuộc đời của bạn được trình chiếu, liệu nó có tuyệt vời không? Rất nhiều ‘điều tốt’ bạn cần cắt bỏ để dọn đường cho những ‘điều tốt hơn’ mà Thiên Chúa muốn. Điều quan trọng là ‘đàng sau những gì có thể nhìn thấy’, thánh ý Ngài có vẹn toàn không?

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa sáng ngày đại lễ Giáng Sinh mời gọi chúng ta lần theo chiều kích sâu thẳm ‘đàng sau những gì có thể nhìn thấy’ qua câu chuyện Bêlem; từ đó, thúc giục chúng ta cung chiêm một điều gì đó sâu sắc hơn, trầm lắng hơn! Bởi lẽ, Tin Mừng hôm nay thật lạ lùng, nó không nói đến thiên thần, mục đồng, bò lừa; hoặc ngay cả Maria, Giuse cũng không! Vậy tại sao nó được chọn đọc? xem tiếp

THIÊN CHÚA NHẬP THỂ TRONG CUỘC ĐỜI CHÚNG TA

Cuộc sống hàng ngày, với những vấn đề khó khăn, những trở ngại, có thể là cách để Thiên Chúa nhập thể một cách kín đáo trong cuộc sống của chúng ta. Thiên Chúa tỏ mình ra ở trung tâm của những gì là vấn đề khó khăn đối với chúng ta, miễn là “Còn phần tôi, khác gì cây ôliu xanh rờn trong nhà Thiên Chúa, tôi tin cậy vào tình thương Thiên Chúa mãi mãi đến muôn đời!” (Tv 52, 10)

Ông Giuse mang nặng một vấn đề trong lòng: “Bà Maria đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1: 17-18). Là một người công chính, ông không muốn tố giác Maria và ông đã quyết định bí mật ly hôn với bà để giữ nguyên danh dự cho vị hôn thê của mình: “Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1: 19). Đúng vào thời điểm này, Thiên Chúa, qua trung gian của thiên thần, là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa, đã mở ra cho Giuse một cách hiểu khác về thực tại: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi của họ. Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Mt 1: 20-23). Những lời của thiên thần đã đáp ứng sự chính trực của Giuse và khi tỉnh dậy, ông quyết định đón bà Maria về nhà: “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Mt 1: 24-25). xem tiếp

TỈNH THỨC

CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG 

(Is 2, 1-5; Rm 13, 11-14; Mt 24, 37-44).

Mùa Vọng khởi dẫn vào Năm Phụng Vụ mới 2023. Mùa Vọng bắt đầu chu kỳ các bài đọc Chúa Nhật năm A và bài đọc trong tuần năm I (lẻ). Thời gian cử hành các nghi thức phụng vụ hoàn toàn mới trong không gian mới. Người ta thường nói: Không ai tắm hai lần trong một dòng sông. Thời gian đi tới, dòng đời trôi và mọi thụ tạo chung quanh đều thay đổi. Chúng ta có thể quan sát môi trường và hoàn cảnh chung quanh, mọi sự tiếp tục hướng tới không ngừng. Cuộc sống con người cũng thay đổi luôn. Suy tư giác ngộ cũng biến đổi. Không ai có thể dậm chân tại chỗ. Cho dù chúng ta không chịu tiến bước, thời gian và không gian vẫn cứ tiến tới. Nếu không tỉnh thức, chúng ta sẽ bị đào thải và lỡ bước.

Tiên tri Isaia khơi lên niềm hy vọng cho toàn dân về ngày giờ Chúa đếnSự mong chờ Chúa đến như người lính gác mong chờ rạng đông. Thời gian chuẩn bị đón chờ Đấng Cứu Thế đòi hỏi sự thanh luyện tâm hồn không phải một sớm một chiều, mà qua nhiều thế hệ liên đới. Chương trình ban ơn cứu độ cho loài người kéo dài cả ngàn năm trước. Dòng dõi này nối tiếp dòng dõi kia cưu mang và hy vọng ngày Chúa đến cứu độ. Tình thương của Thiên Chúa trải dài qua từng giai đọan lịch sử của con người. Thời gian là của Chúa. Ơn cứu độ phổ quát ban cho mọi người trong mọi thời. Dân Do-thái được Thiên Chúa chọn để trở nên máng chuyển ơn lành cứu độ. xem tiếp