Chúa Nhật 13 Thường Niên Năm B

13th Sunday in Ordinary Time

Reading I: Wisdom 1:13-15,2:23-24 II: 2Cor 8:7,9,13-15

Chúa Nhật 13 Thường Niên

Bài Đọc I: Khôn ngoan 1:13-15,2:23-24 II: 2Cr 8:7,9,13-15

Interesting Details
· (v 22) While most of the Jewish religious authorities looked on Jesus as an impostor. And here is Jairus, a leader of a synagogue, when faced with a calamity had the courage to admit that Jesus Christ had the supernatural power and begged for His mercy with a public display of humility.
· (v 30) Jesus wishes to show that he was able to distinguish a touch which brought healing because of the faith that inspired it from all the other casual touches.
· The woman’s illness would make her ritually unclean (Lev 15:19) and in consequence everything she touched would be unclean. But here it is a reverse: she became clean by touching Jesus.
· Jairus and the sick woman were motivated by their trust in Jesus’ mercy and power. Each has to overcome their own fear (5:33, 36) to seek for His mercy. Jesus credits both of them for their faith in him: “Your faith has saved you”
Chi Tiết Hay
· (c 22) Trong khi các lãnh đạo tôn giáo Do Thái coi Đức Giêsu như môt kẻ thù nghịch thì ở đây, ông Gia-ia, trưởng hội đường khi gặp hoạn nạn đã biết nhìn nhận Đức Giêsu có quyền năng siêu nhiên và đã khiêm nhường cầu xin Ngài cưu giúp.
· (c.30) Đức Giêsu muốn cho thấy rằng Ngài đã phân biệt được giữa những sự va chạm bình thường và sự chạm vào áo của Ngài do lòng tin thúc đẩy.
· Theo quan niệm của người Do Thái thời đó, bệnh băng huyết đã làm cho người phụ nữ trở nên ô uế (Lev. 15:19), do đó bất cứ sự gì bà chạm tay vào đều trở nên ô uế. Tuy nhiên ở đây một điều hoàn toàn trái ngược đã xảy ra: bà đuợc trở nên sạch nhở đã chạm vào Đức Giêsu.
· Cả ông Gia-ia lẫn người phụ nữ bệnh hoạn đã được thôi thúc vì tin tưởng nơi lòng thương xót và quyền năng của Đức Giêsụ Họ đã vượt thắng sự sợ hãi (5:33, 36) để đến với Ngài. Đức Giêsu đã khen họ đã biết tin nơi Ngài: “Lòng tin của con đã cứu chữa con”
One Main Point
All were astonished at the physical healing, but Jesus came to heal creation from the domination of evil in its deeper forms and from the inner pains of spirit and soul.
Một Điểm Chính
Tất cả mọi người kinh ngạc sững sờ vì việc Đức Giêsu chữa lành và cứu sống đứa trẻ, nhưng Ngài đến còn để cứu chữa chúng ta khỏi quyền lực tối tăm của sự dữ và khỏi những bệnh tật trong tâm hồn.
Reflections
1. What did the sick woman risk when she came up behind Jesus in the crowd and touched his garment? What did Jairus risk? Does your faith in Jesus also put you in the same situation?

2. Reflect on your experience being healed by Jesus or your wish for healing from Jesus.

Suy Niệm
1. Người phụ nữ trong câu chuyện đã liều lĩnh ở khía cạnh nào khi lách qua đám đông để đến chạm vào áo Đức Giêsu? Ông Gia-ia cũng đã liều lĩnh ở điểm nào? Bạn có liểu lĩnh khi tin vào Đức Giêsu chăng?
2. Bạn đã có kinh nghiệm được chữa lành ra sao hoặc mong được chữa lành thế nào?

Tử đạo vì Mình Thánh Chúa

Cô bé Trung Quốc đã đánh động lòng kính Mình Thánh Chúa của Tổng giám mục Fulton J Sheen

Câu chuyện cảm động của cô bé 11 tuổi người Trung Quốc tử đạo vì Mình Thánh Chúa.

Vài tháng trước khi chết, tổng giám mục Fulton J. Sheen, địa phận Rochester, New York trả lời câu hỏi của đài truyền hình quốc gia: “Kính Tổng giám mục, cha đã cảm hứng được cho hàng triệu tín hữu trên khắp hoàn cầu. Vậy ai là người đã cho cha cảm hứng? Có phải là một Giáo hoàng?”. “Không phải Giáo hoàng, cũng không phải hồng y hay một giám mục nào khác, nhưng người đã cho tôi cảm hứng là một cô bé 11 tuổi người Trung Quốc!”

32 bánh thánh trong chén thánh…

Và lúc đó tổng giám mục Sheen kể câu chuyện cô bé Trung Quốc này. Khi cộng sản nắm chính quyền ở Trung Quốc, họ giam một linh mục trong chính nhà xứ của cha, nhà xứ này ở gần nhà thờ của cha. Từ cửa sổ nhà mình ngó qua nhà thờ, cha kinh hoàng thấy các người cộng sản đến phá nhà thờ, họ xông lên bàn thờ. Lòng đầy hận thù, họ phạm thượng đến Nhà Tạm, vứt Chén thánh xuống đất, các bánh thánh rớt tung tóe dưới đất. Vào thời buổi bị bách hại, linh mục biết chính xác con số bánh thánh của mình trong Chén thánh: 32 bánh thánh.

Mỗi ngày, một giờ thánh

Khi các người cộng sản ra đi, có thể họ không thấy hoặc họ không chú ý đến một cô bé đang quỳ cầu nguyện ở dưới nhà thờ, em đã chứng kiến tất cả cảnh này. Buổi tối, em trở lại nhà thờ, thoát được sự canh phòng của người canh gác trước nhà xứ, em vào nhà thờ. Em quỳ chầu một giờ, một hành vi yêu thương để đền bù cho hành động hận thù. Em tiến gần bàn thờ, quỳ xuống và bò bốn chân để nhận Mình Thánh Chúa, vì thời đó giáo dân không dùng tay để nhận Mình Thánh Chúa mà Mình Thánh Chúa được linh mục đưa tận lưỡi.

Mỗi ngày em mỗi đến chầu giờ thánh và rước Chúa Giêsu trong Thánh Thể bằng lưỡi. Một ngày nọ, chỉ còn một bánh thôi và em rước như thường lệ nhưng vô tình em đã gây tiếng động và người canh gác biết được, ông này chạy đến sau lưng em và dùng báng súng đánh em cho đến chết. Từ cửa sổ phòng mình, mà cũng là phòng giam của mình, linh mục bàng hoàng chứng kiến cảnh tử đạo này.

Lời hứa của Tổng giám mục Sheen…

Khi tổng giám mục Sheen nghe câu chuyện này, ngài quá xúc động và ngài hứa với Chúa, mỗi ngày cho đến chết, ngài sẽ để ra một giờ để chầu Mình Thánh Chúa: một lời hứa ngài giữ trong vòng 60 năm tu hành. Ngài mất ngày 9 tháng 12 năm 1979, và chính trước Nhà Tạm của nhà nguyện riêng của mình mà người ta tìm thấy thi thể của ngài. Nếu em bé gái tử đạo người Trung Quốc làm chứng bằng chính đời sống của mình cho sự hiện diện đích thực và cao đẹp của Thánh Thể thì một vị giám mục như mình cũng phải làm được như vậy. Từ đó, ước muốn duy nhất của ngài là đưa giáo dân về với Thánh Tâm bừng nóng của Chúa Giêsu trong Thánh Thể.

Em bé này đã nêu gương cho giám mục lòng can đảm và sốt sắng chân thực mà giáo dân phải có đối với Thánh Thể: đức tin đã có thể lấn lướt tất cả mọi nỗi sợ như thế nào và tình yêu chân thật với Chúa Giêsu trong Thánh Thể đã thăng hoa đời sống của mình như thế nào.

Câu chuyện này được giáo sư Felipe Aquino kể trên đài truyền hình Cançao Nova vào ngày lễ Lễ Mình Thánh Chúa.   (Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 17.06.2015/ aleteia.org, Giáo sư Felipe Aquino, 2015-06-16)

29 Tháng Sáu    Thánh Phêrô và Phaolô      (c. 64?)

Thánh Phêrô: Thánh sử Máccô chấm dứt phần thứ nhất của Phúc Âm với một tuyệt đỉnh thắng lợi. Sau khi ghi lại nhiều sự hồ nghi, hiểu lầm và chống đối Ðức Giêsu, giờ đây Phêrô tuyên xưng đức tin: “Thầy là Ðấng Thiên Sai” (Máccô 8:29b). Ðó là một trong những giây phút huy hoàng của cuộc đời Thánh Phêrô, kể từ ngày ngài được kêu gọi ở Biển Galilê để trở thành kẻ lưới người.

Tân Ước rõ ràng cho thấy Phêrô là vị lãnh đạo các tông đồ, được Ðức Giêsu chọn với một tương giao đặc biệt. Cùng với Giacôbê và Gioan, Phêrô được đặc ân chứng kiến sự Biến Hình, sự sống lại của một đứa trẻ đã chết và sự thống khổ trong vườn Cây Dầu. Bà mẹ vợ của Phêrô được Ðức Giêsu chữa lành. Ngài được sai đi với Gioan để chuẩn bị cho lễ Vượt Qua trước khi Ðức Giêsu từ trần. Tên của ngài luôn luôn đứng đầu các vị tông đồ.

Và Phêrô là người duy nhất được Ðức Giêsu nói, “Này Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời. Bởi thế, Thầy bảo với anh: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời. Anh cầm buộc gì dưới đất, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; anh tháo cởi điều gì dưới đất, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mátthêu 16:17b-19).

Nhưng các chi tiết xác thực của Phúc Âm cho thấy các thánh sử không xu nịnh Phêrô. Hiển nhiên ngài là một người không biết giao tế. Và đó là sự an ủi lớn lao cho chúng ta khi thấy Phêrô cũng có những yếu đuối con người, ngay cả trước mặt Ðức Giêsu.

Phêrô đã độ lượng hy sinh mọi sự, tuy nhiên ngài vẫn có thể hỏi một câu thật nông cạn như trẻ con, “Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy chúng con sẽ được gì?” (x. Mt 19:27). Ngài phải chịu sự tức giận vô cùng của Ðức Kitô khi chống đối ý tưởng của một Ðấng Thiên Sai đau khổ: “Satan, hãy lui ra sau Ta! Anh cản lối Ta. Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt. 16:23b).

Phêrô sẵn sàng chấp nhận lý thuyết về sự tha thứ của Ðức Giêsu, nhưng dường như chỉ trong giới hạn bảy lần. Ngài đi trên mặt nước khi vững tin, nhưng bị chìm khi hồ nghi. Ngài không để Ðức Giêsu rửa chân cho mình, nhưng lại muốn toàn thân được sạch. Ngài thề không khi nào chối Chúa trong bữa Tiệc Ly, và sau đó lại thề với người tớ gái là ngài không biết người ấy. Ngài trung thành chống lại sự bắt giữ Ðức Giêsu bằng cách chém đứt tai tên Man-khô, nhưng sau cùng ngài lẩn trốn với các tông đồ khác. Trong sự phiền muộn vô cùng, Ðức Giêsu đã nhìn đến ngài và tha thứ cho ngài, và Phêrô đi ra ngoài khóc lóc thảm thiết.

Thánh Phaolô: Nếu giả như có nhà truyền giáo Hoa Kỳ kêu gọi phải chấp nhận chủ nghĩa Mác-xít chứ đừng tôn trọng Hiến Pháp, thì phản ứng tức giận sẽ giúp chúng ta hiểu cuộc đời Thánh Phaolô hơn khi ngài bắt đầu rao giảng là chỉ có Ðức Kitô mới cứu chuộc được chúng ta. Ngài từng là người Pharixiêu hơn ai hết, trung thành với luật Môisen hơn ai hết. Nhưng bây giờ bỗng dưng ngài xuất hiện trước các người Do Thái như một người lạc giáo của Dân Ngoại, một kẻ phản bội và chối đạo.

Tâm điểm đức tin của Phaolô thật đơn giản và tuyệt đối: chỉ Thiên Chúa mới có thể cứu chuộc nhân loại. Không một nỗ lực nào của con người — ngay cả việc tuân giữ lề luật cặn kẽ nhất — có thể tạo nên công trạng để chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa như của lễ đền tội và đền đáp các ơn sủng. Ðể được cứu chuộc khỏi tội lỗi, khỏi sự dữ và cái chết, nhân loại phải triệt để mở lòng cho quyền năng cứu độ của Ðức Giêsu Kitô.

Phaolô không bao giờ mất sự yêu quý dòng dõi Do Thái của ngài, mặc dù ngài tranh luận nhiều với họ về sự vô dụng của Luật mà không có Ðức Kitô. Ngài nhắc nhở cho Dân Ngoại biết rằng họ được tháp nhập vào tổ tiên của người Do Thái, là những người được Chúa chọn, là con cái của lời đã hứa.

Vào ngày 29-6, chúng ta tưởng nhớ sự tử đạo của hai vị tông đồ. Ngày tháng này có từ năm 258, dưới thời bách hại của Valerian, khi các tín hữu tìm cách lấy xác của hai ngài để khỏi rơi vào tay các kẻ bách hại.

Kinh Thánh không ghi lại cái chết của Thánh Phêrô và Phaolô, hoặc bất cứ vị Tông Ðồ nào, ngoại trừ Thánh Giacôbê con ông Giêbêđê (TVCÐ 12:2), nhưng qua các bài đọc và truyền thuyết có từ thời Giáo Hội tiên khởi, các ngài đã tử đạo ở Rôma dưới thời Hoàng Ðế Nêrô, và được chôn cất ở đây. Là một công dân Rôma, có lẽ Thánh Phaolô bị chặt đầu. Còn Thánh Phêrô, được biết ngài bị treo ngược đầu trên thập giá.

Cảm nghiệm về Chúa
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Hai người hưởng phép lạ hôm nay đều được đụng chạm đến Chúa.
Người đàn bà bị bệnh băng huyết lén lút sờ vào gấu áo Người. Vừa đụng chạm vào áo Người, lập tức bà thấy có biến chuyển: bệnh tật bao năm hành hạ bà, làm cho bà tốn biết bao công sức tiền của chạy chữa tưởng như vô vọng, nay bỗng tiêu tan trong phút chốc.
Em bé không đụng chạm đến Chúa vì em đã chết. Nhưng chính Chúa đụng chạm đến em. Chúa cầm tay dắt em chỗi dậy. Cuộc tiếp xúc với Chúa đã gây nên những biến đổi mãnh liệt nơi thân xác. Căn bệnh bị xua trừ. Thân xác khỏe mạnh lại. Người phụ nữ được sinh hoạt bình thường với xã hội. Thần chết bị trục xuất. Sự sống trở lại. Em bé được giải thoát khỏi thế giới tử thần, trở về với thế giới sự sống.
Nhưng những biến đổi trong tâm hồn còn mãnh liệt hơn. Khi Đức Giêsu gọi người phụ nữ đến để khen ngợi và khích lệ chị, tâm hồn chị hẳn phải rộn ràng hạnh phúc. Với thái độ khoan dung nhân hậu, Đức Giêsu đã biến đổi sâu xa tâm hồn chị. Từ mặc cảm là người ô uế, bị xã hội khai trừ, chị thấy mình được đối xử một cách trân trọng. Từ thân phận một người lén lút như kẻ ăn trộm phép lạ, chị trở thành người được Đức Giêsu công khai khen ngợi. Từ một người xa lạ, chị trở thành người thân thiết của Đức Giêsu. Chắc chắn, chị sẽ chẳng bao giờ quên được những lời nói và thái độ của Đức Giêsu. Những lời nói, những thái độ ấy đã đem lại cho chị niềm tin, niềm bình an và lòng tự tín. Còn em bé, khi trở lại sự sống, người đầu tiên mà em nhìn thấy là Đức Giêsu. Hơi ấm đầu tiên em cảm nhận được từ bàn tay Người đã làm em thấy yên tâm. Ánh mắt hiền từ của Người cho em niềm tin yêu phó thác. Và thái độ của Người thật như một người cha hiền. Việc đầu tiên Người bảo mọi người là cho em bé ăn. Thật là một sự quan tâm ân cần. Ơn lớn nhất Người ban là trả lại sự sống cho em bé. Em đã được cứu thoát khỏi bàn tay tử thần. Nhưng chính ánh mắt, cử chỉ và lời nói đầy tình yêu thương đã ghi khắc trong tâm hồn em bé một hình ảnh rất đẹp và rất sâu đậm về Người. Trọn đời em sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh Người. Trọn đời em sẽ biết ơn Người. Trọn đời em sẽ sống xứng đáng với tình yêu thương mà em đã cảm nhận được.
Người phụ nữ và em bé đã được Đức Giêsu thương yêu vì họ đã có những phẩm chất đáng quí.
Phẩm chất thứ nhất mà họ có, đó là đức tin mạnh mẽ. Ông trưởng hội đường tin tưởng mãnh liệt nên đã đến tìm Đức Giêsu. Hội đường Do Thái vốn không ủng hộ Đức Giêsu, trái lại còn chống đối và tìm cách giết Người. Thế mà ông trưởng hội đường này vẫn đến cầu cứu Người, chứng tỏ lòng tin của ông mãnh liệt biết bao. Chính Đức Giêsu đã bảo ông: “Chỉ cần tin thôi!”. Còn người phụ nữ tuy sợ hãi không dám nói với Người, nhưng với lòng tin tưởng mãnh liệt đã sờ vào gấu áo Người. Đức Giêsu đã khen ngợi đức tin của họ: “Lòng tin của con đã chữa con”. Đức tin mãnh liệt như thế đã xứng đáng được Chúa thưởng công.
Phẩm chất thứ hai mà họ có, đó là đức khiêm nhường thẳm sâu. Sự khiêm nhường được biểu lộ không những qua sự nhận biết thân phận thiếu thốn, bất lực của bản thân, mà còn diễn tả qua thái độ bên ngoài. “Vừa thấy Đức Giêsu, ông sụp lạy dưới chân Người”. Sau khi bị phát giác, người phụ nữ cũng đến phủ phục dưới chân Người và tỏ bày tất cả mọi sự. Chính thái độ khiêm nhường ấy đã được Chúa thương.
Hằng ngày có nhiều lần ta đụng chạm đến Chúa hoặc Chúa đụng chạm đến ta. Ta đụng chạm đến Chúa trong khi đọc Sách Thánh. Ta đụng chạm đến Chúa khi ta rước Mình Thánh Chúa. Ta đụng chạm tới Chúa khi ta lãnh nhận các bí tích. Ta đụng chạm đến Chúa khi ta tiếp xúc với tha nhân, đặc biệt những anh em bệnh tật, nghèo túng, bị bỏ rơi. Nhưng những đụng chạm ấy dường như chẳng để lại dấu ấn nào trong ta. Điển hình là khi ta rước Mình Thánh Chúa. Ta trực tiếp đụng đến Chúa. Thế nhưng vì ta đã đụng đến Chúa cách hời hợt, máy móc, theo thói quen, thiếu lòng tin, thiếu tình yêu, nên đời sống ta chưa biến đổi. Hôm nay, ta hãy noi gương ông trưởng hội đường và người phụ nữ bị bệnh băng huyết, đến với Chúa bằng một đức tin mãnh liệt và bằng sự khiêm nhường thẳm sâu. Với đức tin và sự khiêm nhường, ta sẽ cảm nghiệm được Chúa. Chỉ cần một lần nếm cảm được tình yêu Chúa, được thấy ánh mắt nhân từ của Chúa, được lắng nghe những lời êm dịu, khích lệ của Chúa, ta sẽ chẳng còn muốn làm gì khác hơn là đền đáp tình yêu thương của Chúa.
Lạy Chúa, xin hãy ban cho con một đức tin mạnh mẽ và một lòng khiêm nhường thẳm sâu. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Có khi nào bạn được đánh động bởi một câu Lời Chúa không? Có câu nào đã gây nên một âm vang lâu dài trong đời bạn?
2) Việc rước lễ có giúp bạn sống vui tươi và can đảm không? Bạn thấy mình phải chuẩn bị thế nào cho cuộc gặp gỡ này, khi Chúa đụng vào bạn và bạn đụng vào Chúa?
3) Có lần nào bạn đã cảm nghiệm được Chúa đụng chạm vào bạn chưa?
Tin và sờ
Guy Morin
“Đừng sờ!” đó là điều cấm đoán đầu tiên trong thời thơ ấu của chúng ta. Những món đồ chưng bày mảnh mai, những đồ vật nguy hiểm bị cấm đụng tới, và người lớn đàn áp chúng ta, không muốn chúng ta tiếp xúc với chúng. Trái lại họ tìm cách dụ dỗ chúng ta khi bắt chúng ta sờ con chó khiến chúng ta sợ hãi. Trong cuộc sống, chúng ta có kinh nghiệm là xúc giác hủy bỏ khoảng cách giữa những con người. Người ta có thể nhìn và nghe thấy từ xa nhưng người ta chỉ sờ khi ở gần mà thôi, sờ tức là gần ai đó, thân mật với họ.
Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, rất thường dùng đến việc tiếp xúc thể lý. Ngài dùng tay sờ mắt, lưỡi, lỗ tai, da thịt bệnh nhân. Ngài ôm hôn trẻ con. Hơn nữa Ngài để cho những người bệnh đụng tới mình và bảo thánh Tôma thọc bàn tay vào cạnh sườn Ngài. Để diễn tả sự thật không chối cãi được của nhân tính Ngài, thánh Gioan viết: “Những gì tay chúng tôi đã sờ nơi Ngôi Lời sự sống… chúng tôi đã loan báo cho anh em” (Ga 1,1). Trong Tin Mừng hôm nay, có hai trường hợp sờ: Một phụ nữ sờ gấu áo Chúa Giêsu; Ngài nắm tay một cô bé đã chết để làm cho cô được sống lại. Lúc ban đầu, người phụ nữ này cũng như ông Giairô không muốn trở nên thân thiện với Chúa Giêsu; họ chỉ muốn được Ngài chữa lành thôi. Tuy nhiên đối với Chúa Giêsu những việc tiếp xúc này không chỉ là hành động thể lý mà thôi; chúng phải dẫn đến một mối tương quan cá vị, mối tương quan của đức tin.
Từ tiếp xúc đến đức tin.
Trong đám đông có một phụ nữ băng huyết. Thất vọng về các y sĩ, bà đã nghe nói về Chúa Giêsu và thấy Ngài là cơ hội cuối cùng để bà được chữa lành. Bà táo bạo vì bệnh của bà hay lây và làm cho bà trở nên ô uế (Lv 15,25). Không sao! Bà vẫn len lỏi tới, sờ vào gấu áo Chúa Giêsu và bà được chữa lành. Chúa Giêsu là ai đối với bà? Bà xem Ngài như thế nào? Bà không nghĩ đến việc này nhưng cử chỉ của bà cho thấy Ngài là ai. Ngài là người chữa lành; còn bà là bệnh nhân. Ngài có thể thỏa mãn nhu cầu về sức khỏe của bà; nơi Ngài có những năng lực chữa lành. Bà muốn được đón nhận năng lực này. Hoàn toàn chỉ quan tâm đến bệnh tật của mình, bà không tìm kiếm tương quan cá vị với Chúa Giêsu. Sờ được vào gấu áo của Ngài là đủ cho bà rồi. Đối với bà, Chúa Giêsu trước hết là một phương tiện để được chữa lành.
Chúa Giêsu sẽ dẫn đưa bà đến một mối tương quan cá vị. Bà muốn lẩn trốn; Ngài kéo bà ra khỏi sự vô danh của bà khi đưa mắt tìm bà. Và này đây bà run rẩy sụp lạy dưới chân Ngài. Lúc này, Ngài chữa lành bệnh cho bà, bây giờ, là Ngài làm cho bà run sợ. Chúa Giêsu không để bà phải sợ hãi, Ngài bảo: “Hãy đi về bằng an. Đức tin của bà đã cứu bà”. Ngài trả lại sức khỏe cho bà nhân danh đức tin của bà. Bà được chữa lành không vì đã đụng tới áo Chúa Giêsu như bà tưởng, nhưng vì bà đã tin nơi Ngài. Từ nay, bà biết rằng chính đức tin đã cứu thoát bà. Chúa Giêsu đã dẫn đưa bà từ một tin tưởng ma thuật đến đức tin vào bản thân Ngài.
Trường hợp ông Giairô lại khác hẳn. Với niềm tin tưởng, ông xin Chúa Giêsu đến đặt tay lên con gái ông đang hấp hối để nó được sống. Dọc đường có người đến báo cho ông hay rằng cô bé đã chết và khuyên ông đừng làm phiền Chúa nữa: “…Phiền Thầy làm gì nữa?”. Tức khắc Chúa Giêsu đã hỗ trợ đức tin của ông Giairô, duy trì mối liên hệ của ông với Ngài và đồng hành với ông, giúp ông vượt qua nỗi sợ hãi: “Đừng sợ chỉ cần tin mà thôi”. Cứ tiếp tục tin, dù sao cũng cứ tin! Khi đến nhà ông, Chúa Giêsu nắm tay cô bé đã chết và cho cô sống lại như Ngài đã làm sống lại đức tin đang tàn lụi của ông Giairô để giúp ông niềm tin vào quyền năng của Ngài, quyền năng làm cho kẻ chết sống lại.

Tin, tức là gặp gỡ.

Người phụ nữ bênh hoạn và ông Giairô đã tin vì họ đã gặp Chúa Giêsu. Từ đó họ có những lý do riêng biệt để tin: Người phụ nữ tin vì bà được chữa lành, nhưng nhất là vì cách mà Chúa Giêsu đã dùng để làm cho đức tin của bà biến chuyển: Ông Giairô tin, vì việc con gái ông được sống lại, nhưng nhất là vì cách mà Chúa Giêsu đã dùng để nâng đỡ niềm tin của ông và giúp ông thắng vượt nỗi sợ hãi.
Bài tường thuật của thánh Marcô hôm nay cũng có liên quan đến Kitô hữu chúng ta: Đức tin của chúng ta có được nuôi dưỡng bằng việc gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh hiện diện trong cuộc đời chúng ta. Đó là luật của Tin Mừng: Chúng ta tin tùy theo mức độ chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Ta hãy nghiêm túc tự đặt câu hỏi này: Tôi đã gặp Chúa Giêsu khi nào? Tin Mừng sẽ chúng ta trả lời. Mỗi lần chúng ta xem Chúa Giêsu như Đấng Cứu Độ chứ không phải như kẻ chữa lành hoặc giúp đỡ điều nọ điều kia, mỗi khi lâm cảnh đau buồn hoặc nguy nan, chúng ta vẫn tiếp tục tin, đó là những khi chúng ta gặp gỡ Ngài.

Chia sẻ Bài này:

facebookShare Email Email Print Bài này Print Bài này