Chúa Nhật 18 Thường Niên B

18th Sunday in Ordinary TimeExodus 16:2-4,12-15; Ephesians 4:17,20-24; John 6:24-35 Chúa Nhật 18 Thường NiênBĐ: Xuất hành 16:2-4,12-15 II: Êphêsô 4:17,20-24; Gioan 6:24-35
Interesting Details·         Jn 6:22-34 is the opening section of the discourse on the bread of life.

·         The bread-of-life discourse is not easy for Jesus’ hearers to understand. They seek Jesus because He gave them bread to eat (Jn 6:1-15), but have no interest in who He is, only in what He can provide.

·         “Work of God” (also found in Jn 9:4): Jesus speaks of Himself as doing the work of the One who sent Him. He insists that only one “work” is necessary, that is believing in the One who comes to give life to the world.

·         “the work” is a single task, contrasting with the many works of the Law of Moses.

·         The crowd asks Jesus for a sign to authenticate Himself (v.30). This is normal in the tradition that a true prophet must legitimate himself and his announcement with a sign.

·         This dialogue is reminescent of the episode of the Samaritan woman (Jn 4:1-15). On that occasion Jesus was speaking about water springing up to eternal life; here, He speaks of bread coming down from heaven to give life to the world. There the woman was asking Jesus if He was greater than Jacob; here, the people want to know if He can compare with Moses.

·         John has used the phrase “believing in me” thirty-four times throughout his Gospel.

Chi Tiết Hay·      Gioan 6:22-34 là đoạn mở đầu bài giảng của Đức Giêsu về bánh hằng sống.

·      Đối với dân chúng, bài giảng này khó hiểu vì họ tìm đến với Đức Giêsu để Ngài cho họ ăn (Gioan 6:1-15) chứ không quan tâm tìm hiểu về Ngài.

·      “Việc Thiên Chúa”: Đức Giêsu nói Ngài đang làm công việc của Đấng đã sai Ngài và nhấn mạnh rằng chỉ có một “công việc” cần thiết mà thôi là tin vào Đấng đã đến để ban sự sống cho nhân loại.

·      “Việc Thiên Chúa” là một công việc duy nhất và đơn giản, trái hẳn với vô số công việc phải làm theo luật Môi sen.

·      Dân chúng đòi hỏi Đức Giêsu một dấu lạ để làm bằng chứng. Đây là một thói quen theo tục lệ. Một ngôn sứ đích thật phải chứng tỏ cho mọi người thấy một dấu lạ để họ tin.

·      Cuộc đối thoại này cũng tương tự như đoạn nói về người phụ nữ Samaritanô. Trong dịp đó Đức Kitô nói đến nước đem lại sự sống vĩnh cửu; ở đây Ngài nói đến bánh từ trời đem sự sống lại cho nhân loại. Ở đó người phụ nữ hỏi Đức Kitô xem Ngài có cao trọng hơn Giacóp không; ở đây dân chúng muốn biết xem Ngài so sánh với Môi sen như thế nào.

.  Gioan đã dùng câu “hãy tin vào Ta” tất cả 34 lần trong sách Tin Mừng của ngài

One Main PointJesus uses physical food to teach spiritual truths, that He himself is spiritual nourishment, not only by His body but in His teaching and in His life. Một Điểm ChínhĐức Giêsu dùng lương thực vật chất để dạy những chân lý tinh thần, rằng Ngài chính là lương thực thiêng liêng nuôi sống không những bằng thân thể của Ngài nhưng còn bằng lời giảng dạy và cuộc sống của Ngài.
Reflections1.  The crowds aren’t really listening to Jesus. What does that say about me and about the way I read Scripture?

2.  Was there a time when I “hungered” for Christ?

3. Does this Gospel passage challenge my present way of living?

Suy Niệm : 1. Dân chúng thật ra đã không để ý đến lời giảng của Đức Giêsu. Điều đó cho thấy gì về tôi và cách tôi đọc Kinh Thánh?2. Có bao giờ tôi cảm thấy “đói khát” Đức Kitô chăng?

3. Đoạn Tin Mừng hôm nay có là một thách thức cho lối sống của tôi chăng?

Tìm kiếm giá trị tuyệt đối
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Cách đây khoảng 10 năm, tại bang California bên Mỹ, có hiện tượng thanh niên tự tử hàng loạt. Tất cả đều là những thanh niên trẻ tuổi, con nhà giàu, có học thức. Nguyên nhân tự tử là vì họ mong về Thiên đàng. Năm ấy có sao chổi xuất hiện. Họ cho rằng sao chổi chính là chuyến xe về Thiên đàng. Mấy mươi năm mới có một chuyến, nên họ vội vàng ra đi, sợ nhỡ chuyến.

Tính tỉ lệ những người tự tử, ta thấy thanh niên các nước giàu tự tử nhiều hơn thanh niên các nước nghèo. Hiện nay trong nước ta, tại các thành phố lớn, đang có hiện tượng các thanh niên đua xe gắn máy, liều lĩnh coi thường mạng sống. Kết quả các cuộc điều tra cho thấy đó là những thanh niên con nhà giầu có.

Những hiện tượng đó đáng cho ta suy nghĩ. Những người nghèo đói thật vất vả khổ sở. Họ chỉ mong sao cho có đủ cơm ăn áo mặc. Có cơm ăn áo mặc đã là hạnh phúc. Nhưng khi người ta đã có đủ cơm đủ áo, đủ mọi phương tiện, người ta vẫn không hạnh phúc. Nhìn những thanh niên giầu có chán đời đi tìm cái chết; nhìn những thanh niên chán cảnh nhà cao cửa rộng, chăn êm nệm ấm đeo ba-lô đi du lịch bụi đời, ta thấy rằng vật chất không phải là tất cả. Và những khao khát của con người là vô tận. Hôm nay tôi chưa đủ ăn thì tôi mong cho có đủ ăn. Ngày mai đủ ăn rồi, tôi lại muốn ăn ngon hơn. Hôm nay còn đi bộ, tôi mong được một chiếc xe đạp. Có xe đạp rồi tôi mong có xe máy. Có xe máy rồi tôi mong có ô – tô. Có ô – tô rẻ tiền rồi, lại mong có cái tốt hơn, tiện nghi hơn, chạy nhanh hơn, êm ái hơn. Có tất cả rồi, người ta vẫn chưa hài lòng. Cuộc đời vẫn còn thiếu một cái gì đó. Bao tử hết bị hành hạ, thì lập tức tâm hồn cảm thấy những cơn đói khác dày vò: đói bình an, đói tình yêu, đói hạnh phúc, đói ý nghĩa cuộc đời, đói những điều cao thượng. Những cơn đói khát tinh thần này rất mãnh liệt. Nên con người mãi mãi khắc khoải đi tìm. Mà hạnh phúc dường như luôn luôn ở ngoài tầm tay với.

Hôm nay, đứng trước đoàn người hăm hở đi tìm lương thực, Đức Giêsu đã cảnh báo họ: “Đừng lo tìm những thứ lương thực hay hư nát, nhưng hãy tìm lương thực đem lại hạnh phúc trường sinh”. Vì Người đã rõ giá trị tạm bợ của miếng cơm manh áo. Người cũng thấu rõ tâm hồn con người mau chán những gì đạt được. Người đã tạo dựng tâm hồn con người, nên Người hiểu lòng khao khát của con người là vô biên. Chỉ có những giá trị tuyệt đối mới có thể lấp đầy những khát khao ấy. Người đã mở đường để tâm hồn con người thoát khỏi những ràng buộc của vật chất, vươn lên tìm kiếm những giá trị thiêng liêng cao cả, xứng với tầm vóc con Thiên chúa.

Thế nhưng ta tìm đâu ra những giá trị tuyệt đối để lấp đầy nỗi khao khát vô biên? Ta tìm đâu ra thứ bánh làm dịu được cơn đói hạnh phúc? Hôm nay, Đức Giêsu giới thiệu cho ta thứ bánh đó. Đó là bánh đích thực, vì ăn rồi ta sẽ không bao giờ đói nữa. Đó là bánh ban sự sống, ai ăn sẽ không chết nữa. Đó là bánh ban hạnh phúc, ăn vào sẽ không còn khao khát điều gì khác. Đó là bánh Thiên Chúa ban chứ loài người không ban được. Đó là bánh từ trời chứ trần gian không sản xuất được. Tấm bánh đó là chính bản thân Người, Đức Giêsu Kitô.

Những người Do thái đã sai lầm khi đi tìm Đức Giê-su để được ăn bánh. Đức Giêsu đã cảnh tỉnh họ khi cho họ biết rằng không nên tìm bánh, vì như thế họ sẽ thất vọng. Bánh ăn rồi sẽ lại đói. Nhưng phải tìm chính Đức Giê-su. ở đây ta nhớ tới bài học Chúa đã dậy tổ phụ Ápraham. Thoạt tiên, Chúa kêu gọi tổ phụ Ápraham đi theo Chúa và hứa cho ông được một đất nước chảy sữa và mật và một dòng dõi đông như sao trên trời như cát dưới biển. Nghe theo lời hứa, tổ phụ đã lên đường. Nhưng khi ông sinh được một người con trai duy nhất trong tuổi già, Chúa lại bảo ông phải sát tế dâng cho Chúa. Đây là một thử thách lớn lao, nhưng cũng là một lời mời gọi vươn lên. Ápraham được mời gọi thoát khỏi sự ràng buộc của lợi lộc vật chất. Theo Chúa chỉ vì Chúa chứ không phải vì lợi lộc vật chất. Ông hoàn toàn có lý vì ông đã chọn Chúa là sự Thiện tuyệt đối chứ không chỉ lựa chọn một vài sự thiện tương đối. Ông đã lựa chọn Chúa là nguồn mạch hạnh phúc chứ không đuổi theo những ảo ảnh của hạnh phúc. Đức tin của ông hoàn toàn trưởng thành, nên ông đã trở thành Cha của những kẻ tin.

Hôm nay, Chúa mời gọi tôi, hãy noi gương tổ phụ Ápraham. Đừng tìm những mảnh vụn hạnh phúc, nhưng hãy đi đến nguồn mạch hạnh phúc. Đừng lo nắm giữ những của cải phù du, nhưng hãy tìm chiếm giữ kho tàng bền vững mối mọt không đục khoét được. Đừng đuổi theo những giá trị tương đối, nhưng hãy biết tìm kiếm giá trị tuyệt đối là chính Chúa. Chính Chúa sẽ làm ta no thoả. Chính Chúa sẽ lấp đầy những khát vọng của ta. Chính Chúa ban cho ta hạnh phúc tràn đầy, vĩnh viễn.
Chúng ta hãy cùng cầu nguyện với thánh Âucơtinh: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, nên tâm hồn con mãi khắc khoải băn khoăn, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) Có một thời người ta nói: “Đi đạo kiếm gạo mà ăn”. Bạn nghĩ gì về câu nói đó?
2) Mơ ước một đồ vật. Khi được rồi lại chán. Bạn có kinh nghiệm đó không?
3) Bạn có những khao khát về vật chất cũng như tinh thần. Khi đến với Đức Giêsu, bạn có thấy được thoả mãn phần nào không?

Bánh từ nhà đem tới
Gm. Arthur Tone

Trong trận chiến ở Tây Ban Nha, một người lính bị thương nặng được đưa về bệnh viện dã chiến. Chàng có hy vọng bình phục nhưng chàng lại không chịu ăn. Các y tá các nữ tu đã tìm mọi cách thuyết phục, nhưng chàng từ chối mọi thức ăn đem tới. Một người bạn thân của chàng, biết chàng nhớ nhà, nên anh tình nguyện đi tìm nhà của người bạn, anh kẻ rõ hoàn cảnh. Người cha của người bị thương chuẩn bị lên đường thì mẹ chàng gói cho con bà một tấm bánh. Nạn nhân vui mừng khi thấy cha mình. Nhưng anh vẫn chưa chịu ăn, đến khi cha chàng nói: “Này con, đây là tấm bánh mẹ con đã nướng”. Người con tươi nét mặt nói: “Vâng, bánh mẹ con làm, cho con một miếng”. Từ đó, chàng bắt đầu trên đường bình phục.

Bạn và tôi ở trong câu chuyện đó. Chúng ta bị thương trong trận chiến cuộc đời bởi tội, bởi quên Chúa, bởi những điều phiền muộn, những gian nan và những khổ đau hàng ngày. Chúng ta hết muốn ăn những món ăn làm cho linh hồn chúng ta thêm mạnh mẽ. Chúng ta hãy nghe Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay: “Cha Ta cho anh em Bánh bởi trời đích thực. Bánh của Thiên Chúa từ trời đến và ban sự sống cho thế gian”. Cũng giống như người cha trong câu chuyện nói với con mình “Đây là bánh mẹ con đã làm”. Bởi vậy, vị linh mục của bạn nhân danh Đức Kitô nói với bạn: “Đây là Bánh Cha bạn ở trên trời đã làm”.

Thánh Thể là bánh từ trên trời, bánh ban sự sống cho chúng ta, sự sống thiêng liêng thật, sự sống của Thiên Chúa. Bánh chữa lành thiêng liêng, ban sức khỏe và sức mạnh thiêng liêng.
Không có phù phép trong tấm bánh của người mẹ. Nhưng có tình yêu là phép màu. Bởi kinh nghiệm, người lính bị thương biết rằng tấm bánh mẹ chàng nướng gói ghém bao tình thương. Cũng thế, chúng ta những kẻ theo Chúa Kitô biết rằng Tình yêu ban tặng trong Thánh Thể, trong việc đem bánh bởi trời đến ngay nơi đây, trong giờ này.

Trong Thánh vịnh đáp ca, chúng ta lặp lại những lời của bài ca trong Cựu Ước, ca ngợi Chúa vì Chúa ban Mana, của ăn lạ lùng Chúa ban cho dân Người trên hành trình về đất hứa. Mana là hình ảnh bánh Thánh Thể chúng ta dùng cũng những lời người Do Thái cổ đã dùng khi cảm tạ và ca ngợi Chúa. Vì bánh Thánh Thể Chúa ban trong giờ phút này.

“Chúa đã cho họ bánh bởi trời”
“Người làm mưa Mana trên họ để làm của ăn
và Người cho họ bánh bởi trời”.

Loài người được ăn bánh của Đấng Toàn Năng. Thánh Thể bao gồm tất cả. Hôm nay tôi gợi ý chúng ta nhớ Bánh bởi trời là liều thuốc cho linh hồn đau yếu, là sự bổ dưỡng cho tâm hồn bị thương, là ánh sáng và sức mạnh cho tâm trí yếu đuối.

Tất cả chúng ta sẽ thấy được điều người lính bị thương trong câu chuyện đã kinh nghiệm. Nếu chúng ta nhớ rằng: “Thánh Thể là bánh đem từ nhà tới, từ nhà của chúng ta ở trên trời”.

Xin Chúa chúc lành bạn.

18th SUNDAY (B) August 2, 2015Exodus 16: 2-4, 12-15; Psalm 78; Ephesians 4: 17, 20-24; John 6: 24-35

by Jude Siciliano, OP

 

 

 

 

A friend of mine has cancer. She has had to go for chemo and deal with the side effects. I know you know how debilitating that can be. If we haven’t gone through it ourselves, we know family and friends who have. My friend is widowed and her children live a long way from her. They call her every day asking, “Mom, how are you doing?” They take turns visiting, but they have their own children and jobs, so it’s hard to visit frequently. But my friend says, to reassure her kids, “Don’t worry, I’ve got Mary.”

 

Mary is her life-long friend. Both are retired teachers and Mary goes with her for treatments. When she is too sick Mary cooks and shops for her. So, my friend tells her anxious children, “Don’t worry, I’ve got Mary.” Both my friend and her children always say the same thing when talking about Mary, “Thank God for Mary.”The children say, “It sounds like Mary’s first name is, “Thank God,” because whenever we speak of her we always say, “Thank God for Mary”.

 

A lot of people in need receive help at just the right time from family, friends and even strangers, who seem to show up from nowhere. When that happens the recipients of the kindness will express their gratitude with a sincere thanks and even a small gift of appreciation to the one who helped them. But some people see even more than a helping hand when they are in need. We can say they are people whose eyes are “wide open.” In terms of today’s gospel they “see.” In other words, they can read the signs. They not only see the person who helps them, but the One who sent them help. So, like my friends, they say, “Thank God for…” Fill in the blanks, I’m sure you can.

 

Today’s gospel takes place right after the crowds ate the multiplied bread Jesus provided them. He fed them because they were hungry. Hungry and needy people need to be taking care of – that’s basic in the Gospels. But Jesus reminds them, even though they have been well fed now, they will be hungry again. Educators would call this a “teachable moment.” Jesus is taking advantage of the opportunity to remind them to put their efforts into getting a more-enduring food, not only for their bodies, but food for a deeper life. He is speaking of himself, of course. He is the food that will not let them down; that gives a new life which starts now and will not fade with the passage of time. In fact, it will grow even richer.

 

Jesus certainly knows we have physical needs and hungers: especially with a sick family member; after the loss of a loved one; during hard economic times; in times of war and the threat of more war. But surely he means more to us than help for the immediate situations we find ourselves in. Of course we hope our loved ones will get well; the economy turn around; peace comes, etc. But if things improve, will we have less need for him in our lives? Or, do we see that Jesus can feed our long – lasting hungers? He offers to be the bread that will last and not run out on us, “true bread from heaven.”

 

 

 

 

 

When the people ask Jesus, “What can we do to accomplish the works of God?” he responds, pointing to himself, “This is the work of God, that you believe in the one God sent.”They respond by pointing to their past, “Moses gave us bread in our hard time and we were able to travel across the desert.” Jesus says, “Well, Moses may have fed you bread, but God was the provider of the bread. Couldn’t you read the signs, it was God who gave the bread.” Jesus is asking them to open their eyes and “see,” – that is, have faith in him.

 

 

Jesus is speaking to us about right now, because God still gives us “bread from heaven.” My friend saw God doing that in her friend Mary. She said that God had sent her Mary, “Mary is my God-sent.”

 

 

That’s something for each of us to reflect on today, isn’t it? Are we grateful for the help we have gotten in hard times and do we see God as the Provider of that help? If we have read the signs, if we had “wide open eyes,” then we are grateful for those who fed us bread when we needed it.

 

 

 

We are thankful for the Provider who sent us the friend who said, “Don’t worry, I’ll be there with you”; for the teacher who spends extra time to help us pass a test; for the catechist who helped us see God in new ways; for the grandparent, uncle or aunt who lent us the money to finish school, or helped us find a job; for the church volunteer who helped us look beyond our immediate needs to see the desperate needs of others. They, like Moses in the desert, were the feeders, but God was the One who provided the bread. Did we see the “sign”? How do we respond to this bountiful and generous God, who provides nourishing bread in so many shapes and sizes? We can take our clue from the 14th century Dominican mystic Meister Eckhart who said, “If the only prayer we ever say in our lives is ‘Thank you,’ that will be enough.”

 

 

 

Which is what the word Eucharist means, “Thank you.” Thank you to our God, the One who provides the lasting bread, Jesus Christ. Listen to how often we will say “Thank you,” or express gratitude, during our Eucharistic prayer. When we hear it, we can recall the people God sent to feed our hungers, physical and spiritual – the feeders. Then say, “Thank you,” to the God who provided that bread.”If the only prayer we ever say in our lives is ‘Thank you,’ that will be enough.”

 

CHÚA NHẬT XVIII TN (B) 2-8-2015X.hành 16: 2-4, 12-15; T.vịnh 77; Êphêsô 4: 17, 20-24;

Gioan 6: 24-35

Lm. Jude Siciliano, OP

 

ĐỨC KITÔ CHÍNH LÀ CỦA ĂN NUÔI SỐNG CHÚNG TA

 

Tôi có một người bạn bị bệnh ung thư. Bà ta phải đi chữa bằng chương trình hoá trị, và chịu hậu quả của chương trinh đó. Các bạn biết chứ, chữa bằng hoá trị rất đau đớn, làm tổn hại sức khoẻ. Nếu chúng ta không bị bệnh như thế, chắc chúng ta không biết gì về người bị ung thư. Bà bạn tôi là goá phụ. Con cái bà sống xa. Các con hằng ngày gọi điện thoại hỏi thăm mẹ. Họ thay phiên đến thăm mẹ. Nhưng họ có con cái và công việc làm ăn nên không thăm mẹ thường được. Nhưng bà bạn tôi nói với các con “đừng lo, mẹ có bà Maria”.

 

Bà Maria là bạn lâu đời của bà ấy. Cả hai người là giáo chức hưu trí. Bà Maria đi với bà bạn khi chữa bệnh. Khi nào bà bạn đau nhiều thì bà Maria đi chợ nấu nướng cho bạn. Vì thế bà bạn tôi nói với con cái đừng lo. Con cái nói “Cám ơn Chúa, có bà Maria”. Nghe như tên của bà Maria là “cám ơn Chúa”, vì mỗi khi nói đến Mẹ Maria, chúng ta nói “Cám ơn Chúa có Mẹ Maria”.

 

 

 

Rất nhiều người được sự giúp đỡ của gia đình, hay bạn bè, hay người xa lạ không biết từ đâu đến. Khi xãy ra như thế, người được giúp đỡ tỏ vẻ cảm tạ với lời cám ơn nồng hậu và đưa một chút quà nhỏ để tạ ơn người giúp đỡ. Nhưng có người trông thấy xa hơn một tầm tay giúp họ khi họ cần. Chúng ta có thể nói là những người đó “mở mắt lớn ra”. Theo lời phúc âm hôm nay họ “trông thấy”.  Nói cách khác, họ trông thấy dấu chỉ, họ không những chỉ thấy người giúp đỡ họ nhưng họ trông thấy cả Đấng đã gởi người đến giúp họ. Bởi thế bà bạn tôi nói “Cám ơn Chúa…”. Tôi chắc bạn có thể điền tên người giúp vào chỗ trống.

 

 

Phúc âm hôm nay tiếp theo câu chuyện dân chúng ăn bánh hoá nhiều mà Chúa Giêsu ban cho họ. Chúa Giêsu cho họ ăn vì họ đói. Nền tảng của phúc âm là lo lắng cho người đói và người cần được giúp đỡ. Nhưng Chúa Giêsu nhắc họ là mặc dù họ đã được ăn uống no nê, họ sẽ còn đói nữa. Các giáo chức có thể gọi điều này là “việc dạy dỗ”. Chúa Giêsu thừa dịp này dạy họ nên để sức tìm của ăn bền vững hơn, không phải chỉ của ăn phần xác, mà cả của ăn thuộc đời sống thâm sâu hơn. Lẽ cố nhiên Chúa Giêsu muốn nói về chính Ngài. Chúa Giêsu là của ăn sẽ không để họ đói nữa, của ăn đó cho một đời sống mới  bắt đầu từ bây giờ, và không mất mát qua thời gian. Thật ra đời sống đó sẽ nẫy nỡ thêm.

 

Chúa Giêsu biết chúng ta có nhu cầu thân xác và đói khát: nhất là khi trong gia đình có người lâm bệnh; hay sau khi có người thân thương qua đời; hay trong lúc kinh tế khủng hoảng; hay trong lúc chiến tranh hay sợ có chiến tranh. Nhưng Chúa Giêsu muốn nói là Ngài sẽ giúp chúng ta nhiều hơn là chỉ ngay khi chúng ta gặp khó khăn. Lẽ cố nhiên chúng ta mong mỏi người thân thương hết bệnh tật, nền kinh tế sẽ khá hơn, và hoà bình sẽ đến v.v… Nhưng, khi hoàn cảnh thay đổi khá hơn, liệu chúng ta có ít nhu cầu tìm về Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta hay không? Hoặc chúng ta có cảm thấy cần sự nuôi dưỡng của Chúa Giêsu cho sự khát khao lâu dài của chúng ta hay không? Chúa Giêsu ban cho chúng ta bánh hằng sống “bánh thật bởi trời”.

 

Khi người ta hỏi Chúa Giêsu “chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?”. Chúa Giêsu trả lời “việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm là tin vào Đấng Người đã sai đên”. Họ lại nói  “Ông Môsê đã cho chúng tôi bánh ăn trong lúc đói và chúng tôi có được sức đi qua sa mạc”. Chúa Giêsu nói “vậy ông Môsê đã cho các ông bánh ăn, nhưng chính Thiên Chúa là Đấng đã cho các ông bánh bởi trời. Các ông không nhận thấy dấu chỉ sao, chính Thiên Chúa đã cho bánh đó”. Chúa Giêsu bảo họ phải mở mắt để “xem”, nghĩa là hãy tin vào Ngài.

 

Ngay bây giờ Chúa Giêsu đang nói vói chúng ta, vì Thiên Chúa tiếp tục ban cho chúng ta “bánh bởi trời “. Bà bạn tôi nhìn thấy Thiên Chúa làm việc đó qua bà Maria. Bà ta nói Thiên Chúa đã gởi bà Maria đến “bà Maria là người Thiên  Chúa gởi đến”.

 

Đó là điều chúng ta cần suy ngẫm hôm nay phải không? Chúng ta có biết tạ ơn vì chúng ta đã được giúp đỡ trong những lúc khó khăn, và chúng ta có nhận thấy sự giúp đỡ đó là bởi Thiên Chúa hay không? Nếu chúng ta đã nhìn nhận dấu chỉ, nếu chúng ta đã “mở mắt ra” nghĩa là chúng ta biết cảm tạ những người cho chúng ta của ăn khi chúng ta cần.

 

Chúng ta cảm tạ Đấng đã gởi sự giúp đỡ qua một người bạn khi người nói với chúng ta “đừng lo, tôi sẽ có đó với bạn”. Chúng ta cảm tạ một vị giáo chức đã để thêm thi giờ giúp chúng ta học bài thi. Chúng ta cảm tạ thầy dạy giáo lý giúp chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa với nhãn quan mới. Chúng ta cảm tạ  ông bà hay cô cậu giúp chúng ta tiền để đi học, hay giúp chúng ta tìm việc làm. Chúng ta cảm tạ một người trong giáo xứ giúp chúng ta nhìn xa hơn nhu cầu của chúng ta để nhìn thấy nhu cầu khẩn cấp của người khác. Trong sa mạc ông Môsê cho của ăn, nhủng chính Thiên Chúa là Đấng ban của ăn đó. Chúng ta có nhận dấu chỉ không? Làm sao chúng ta đáp lại lòng Thiên Chúa rộng lượng nhân từ đã cho chúng ta bánh dưới nhiều hình thức đó? Chúng ta có thể dùng lời chỉ dẫn của một tu sĩ dòng đa  minh ở thế kỷ thứ 14 là Meister Eckhart. “Nếu có lời kinh duy nhất trong đời chúng ta đó là “cảm tạ” là đủ rồi”.

 

Và đó là ý nghĩa của từ Thánh Thể “cảm tạ”. Cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã cho chúng ta “bánh hằng sống là Chúa Giêsu”. Hãy nghe trong lời nguyện Thánh Thể lời “cảm tạ” hay  “tạ ơn” lập lại bao nhiêu lần. Khi nào chúng ta  nghe từ “tạ ơn” chúng ta có thể nhắc người khác là Thiên Chúa gởi của ăn cho chúng ta khỏi đói về phần xác và cả phần hồn. Rồi chúng ta thưa “cảm tạ” với Thiên Chúa là Đấng đã cho chúng ta “bánh ăn”. Nếu lời kinh nguyện độc nhất chúng ta dâng trong đời sống chúng ta là “cảm tạ” cũng đủ rồi.

 

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

 

 

Chia sẻ Bài này:

facebookShare Email Email Print Bài này Print Bài này