Mưa

Cuối năm mà nói chuyện Mưa thì thật là quá lỗi thời. Nhưng có thể chính cái “lỗi thời” đó lại có thể khiến chúng ta biết ơn Mưa, vì hết Mưa nên trời oi ả và nóng bức quá!

Thật vậy, nếu không có Mưa thì chúng ta chết hết. Tại sao? Vì Mưa đổ xuống cho chúng ta, dù mưa nhỏ hay Mưa to, thậm chí chỉ là Mưa bụi hoặc Mưa phùn. Chính Mưa tăng làm độ ẩm cho đất, và thời tiết cũng khả dĩ trở nên mát mẻ hơn. Nói chung, Mưa rất cần cho mọi sinh vật, cần cho đất đai, cần cho môi trường. Nhưng có khi Mưa… phát ghét. Mưa cũng khổ, cũng có kẻ ghét và người thương!

MƯA là một trong những ca khúc nổi tiếng của Ns Văn Phụng (*). Với âm thể Dm (Rê thứ), giai điệu giản dị nhưng mượt mà, đều đặn như những giọt mưa rơi và nhẹ nhàng như tiếng Mưa thánh thót, chuyển âm cũng rất đơn giản mà vẫn hay, được lồng trong nhịp Valse (3/4) uyển chuyển, ca từ mộc mạc mà thâm thúy, lại được gieo vần như một bài thơ năm chữ, đã lôi cuốn người nghe như “trôi” theo Mưa và khiến người nghe cảm nhận sự mát mẻ của Mưa, đồng thời đưa người nghe vào “khung trời yêu tuyệt vời”. Yêu ở đây không là chuyện yêu đương đôi lứa mà là tình yêu đồng loại. Tuyệt vời quá!

xem tiếp

Ý Nghĩa Ngày Lễ Tạ Ơn

Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) là một lễ chính thức được diễn ra trên toàn quốc Hoa Kỳ, ngày lễ này được tổ chức vào ngày Thứ Năm (Thursday), tuần lễ thứ 4 trong tháng 11 hằng năm.

Lễ Tạ Ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh, những ngày lễ mà có nhiều tổ chức vui chơi công cộng.

Nguồn gốc Lễ Tạ Ơn

Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Mỹ Châu đã được tổ chức vào Tháng 11 năm 1621 tại Plymouth, Massachusetts, nhằm tỏ lòng biết ơn nhóm dân da đỏ và đặc biệt là với một thổ dân có tên là Tisquanto, được gọi tắt là Squanto. Chuyện được kể rằng, những năm tháng đầu tiên đầy gian truân của một nhóm 102, gồm cả 35 người thuộc đạo Tin Lành Cải Cách ly khai (Puritanisn separatists) người Anh di cư gọi là Pilgrims Fathers. Trước đó, vì lý do tín ngưỡng bị đàn áp, họ rời quê hương Anh Quốc, khởi hành vào tháng 9 năm 1620 trên chiếc tàu Mayflower, một thuyền buồm trọng tải 180 tấn từ Plymouth. Đầu tiên, họ đến tạm cư tại Leyden, Hòa Lan (Netherland), nhưng cuộc sống ở đây làm họ thất vọng. Do đó, nhóm người này quyết định đi tìm một chân trời mới tại Tân Thế Giới vì họ muốn tạo dựng một thánh địa mới cho tín ngưỡng.

xem tiếp

Giáo Hội Năm Châu 17 – 23/11/2015: Khủng bố Hồi Giáo và tương lai người tị nạn

• Vụ tấn công khủng bố ở Paris gây ra nhiều khó khăn cho người di dân và tị nạn
• Một nhà lãnh đạo Giáo hội Syria kêu gọi các nước đừng tài trợ cho các nhóm khủng bố
• Đức Giáo Hoàng có thể sẽ đến thăm Auschwitz và Czestochowa?
• Các Giám Mục Úc trở thành mục tiêu của các vụ kiện chống phân biệt đối xử vì các ngài lên tiếng bảo vệ hôn nhân truyền thống…

VietCatholic News

Đức Mẹ Dâng Mình

Ngày 21-11 hằng năm là lễ Đức Mẹ Dâng Mình. Lễ này tưởng nhớ việc Thánh Gioakim và Thánh Anna đem Ái nữ Maria lên Đền Thờ Giêrusalem theo truyền thống đạo đức để kính dâng Thiên Chúa lúc Bé Maria được tròn 3 tuổi. Nhi nữ Maria sống trong khuôn viên Đền Thờ tới lúc 14 tuổi thì đính hôn với Đức Thánh Giuse.

Các học giả tân thời quá tỉ mỉ nên quan ngại về truyền thống này. Tuy nhiên, vào thập niên 400, cả Giáo hội hoàn vũ đều đã tin rằng Trinh nữ Maria đã sống tại Đền Thờ Giêrusalem từ lúc 3 tuổi tới lúc 14 tuổi. Hơn nữa, các giáo phụ và các Tiến sĩ Giáo hội xác định rằng Đức Mẹ thực sự được thánh hiến tại Đền Thờ Giêrusalem để phục vụ trong đó. Đền Thờ là biểu tượng của Vườn Địa Đàng, chính Đức Maria là Êva Mới đã hiện diện trước Tôn Nhan Thiên Chúa.

Lễ Đức Mẹ Dâng Mình có nguồn gốc từ việc thánh hiến Đền thờ Đức Mẹ được xây dựng năm 543, thời Hoàng đế Justinian I, gần vị trí Đền thờ Giêrusalem bị phá đổ.

xem tiếp

Đức Kitô – Vua niềm tin

Năm phụng vụ mở đầu bằng mầu nhiệm Nhập thể, tiếp nối qua hành trình rao giảng Tin mừng rồi cuộc Tử nạn, Phục sinh và kết thúc bằng vương quyền viên mãn của Đức Kitô. Như vậy, năm phụng vụ tượng trưng cho chu kỳ thời gian bắt đầu từ Đức Kitô và cuối cùng trở về với Ngài. Đức Kitô chính là khởi đầu và là cùng đích của vũ trụ và lịch sử nhân loại.

Đặt lễ Chúa Kitô Vua trong Chúa nhật cuối cùng năm phụng vụ, Giáo Hội nhắc nhở rằng, Đức Kitô chính là Vua của vũ trụ, Ngài là Chủ của thời gian, Chủ của lịch sử nhân loại và là Chủ của lịch sử mỗi người chúng ta. Chúa Kitô vượt trên thời gian để mãi mãi là vị Vua vĩnh cửu.

Phải hiểu tước hiệu Vua Kitô như thế nào? Việc tuyên xưng Đức Kitô là vua mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống người Kitô hữu? xem tiếp

Cho những người nằm xuống

Trong đời sống mỗi người chúng ta, không ai có thể chu toàn lòng kính mến đối với những bậc ông bà cha mẹ, hoặc vuông tròn sự yêu thương hòa đồng giữa anh chị em ruột thịt trong nhà, và bà con thân thuộc lối xóm được. Cho dù nếu có, thì trong tháng các linh hồn này, Hội Thánh cũng nhắc nhở chúng ta làm mới lại những yêu thương ấy đối với những người đã khuất, để từ đó làm mới lại mối dây liên lạc yêu thương, tương kính với những người đang sống. Những người mà chúng ta gặp gỡ hàng ngày.

Nếu đạo hiếu của người sống đối với người chết chỉ là đi viếng nghĩa trang, chỉ là tu sửa lại những nấm mồ cao thấp, chỉ là tổ chức đám ma đông người đi đưa, nhiều cha đồng tế, những đám giỗ linh đình náo nhiệt thì thực sự những cái đó, nó mong manh hời hợt biết bao! Vì sau những buổi lễ lạc linh đình đó, hoặc ngay cả lúc những nghi thức ấy đang diễn ra, thì những xác người chết vô tri cứng lạnh nằm trong áo quan, hay tăm tối trong những nấm mồ sâu dưới lòng đất, những người ấy có nhận được gì không? Còn linh hồn của những vị ấy, nếu vui thỏa được bằng những nghi thức nghèo nàn trần tục kia, thì thử hỏi cõi thiên đàng cao sang, hoặc chốn thẳm sâu địa ngục, còn có nghĩa gì đối với chúng ta, những kẻ tin vào Chúa Kitô hôm nay?

xem tiếp