Bài đọc và Suy niệm Lời Chúa Tuần 12 Thường Niên C

Lm. Pr. Nguyễn Hữu Chiến 

 

THỨ HAI – Trang 1

THỨ BA – Trang 2

THỨ TƯ – Trang 3

THỨ NĂM – Trang 4

THỨ SÁU – Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả – Trang 5

THỨ BẢY – Trang 6

 – o O o –

THỨ HAI

 

Bài Ðọc I:  2 V 17, 5-8. 13-15a. 18

Trong những ngày ấy, Salmanassar, vua dân Assyria, xâm chiếm khắp miền và bao vây Samaria trong ba năm. Năm thứ chín đời vua Hôsê, vua Assyria chiếm được Samaria, và đem dân Israel sang Assyria, định cư họ ở Hala và ở Habor, gần sông Gozan, và trong các thành thuộc nước Mêđia.

Xảy ra như thế, vì con cái Israel phạm đến Chúa là Thiên Chúa họ, Ðấng đã đưa họ ra khỏi Ai-cập, khỏi quyền lực Pharaon, vua nước Ai-cập. Họ đã thờ các thần ngoại bang; họ noi theo các tập tục của dân ngoại mà Chúa đã xua đuổi trước bước tiến của con cái Israel, và họ đã theo các nghi lễ mà vua Israel đã quy định. xem tiếp

Tội, Tình, Thương, Tha

Trước mặt Thiên Chúa chí thánh, chẳng có ai nhân lành, “chỉ một mình Thiên Chúa nhân lành” (Mc 10:18). Thật vậy, bất cứ ai cũng miệt mài dò dẫm tìm về Nhà Cha qua con đường tội lỗi và thứ tha: Tội – Tình – Thương – Tha (4 chữ T). Tất cả là nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa. Đúng vậy, tác giả Thánh Vịnh đã đặt vấn đề: “Nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng?” (Tv 130:3).

Chúng ta biết rằng các thánh là những “anh hùng đức tin”, nhưng nhiều người trong số đó cũng đã từng lao đao suốt chặng đường lữ hành trần gian – chiến đấu không ngừng với ba thù. Vị thánh nào cũng phải chiến đấu không ngừng, nhất là cố gắng từ bỏ chính mình, và thậm chí có những lúc họ còn phải độc hành trong “bóng tối nghi ngờ và thất vọng”. xem tiếp

Đức Cha Mar Jacob Muricken hiến thận cho một tín hữu Ấn giáo nghèo khổ

Nhiều tấm gương về lòng thương xót được nhắc đến cách đặc biệt trong Năm Thánh này, trong đó có tấm gương của Đức cha Mar Jacob Muricken, 52 tuổi, người Ấn độ, Giám mục phụ tá của Giáo phận Palai thuộc Giáo hội Công giáo nghi lễ Đông phương Syro-Malabar. Đức cha đã chọn cách cử hành Năm Thánh Lòng thương xót đến môt mức độ tuyệt vời mà ít có người có thể nghĩ đến, đó là hiến tặng một quả thận của mình cho một tín hữu Ấn giáo nghèo khổ. xem tiếp

Từ bỏ chính mình

Một vị linh sư Ấn-độ đang ngồi tịnh niệm bên bờ sông thì có một thanh niên ăn mặc bảnh bao đến xin làm đệ tử. Anh ta rón rén đến gần bên và đặt dưới chân vị linh sư hai viên ngọc quý như một lễ vật nhập môn. Vị linh sư mở mắt, thấy hai viên ngọc long lanh dưới chân mình, chẳng nói một lời, cầm lấy một viên ném thẳng xuống sông.

Hết sức ngỡ ngàng và tiếc nuối, chàng thanh niên vội nhảy xuống sông và lặn xuống tận đáy cố tìm cho bằng được viên ngọc quý giá. Thế nhưng, dù chàng phải hì hụp suốt ngày ngoi lên lặn xuống để tìm kiếm, viên ngọc vẫn biệt tăm. xem tiếp

Bài 8: Lòng thương xót của Thiên Chúa trong biến cố Giáng Sinh của Chúa Giê-su

Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca nêu bật sứ điệp của Chúa Giê-su về lòng thương xót của Thiên Chúa trong biến cố Giáng Sinh của Chúa Giê-su. Biến cố Giáng Sinh của Chúa và cuộc đời của Ngài nơi trần thế là sự thực hiện toàn vẹn lời hứa của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ: “Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1, 22-23). Câu chuyện của Chúa Giê-su cũng thuộc về lịch sử lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho nhân loại: “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (Lc 1,50). Giờ đây, Thiên Chúa thực hiện toàn vẹn lòng thương xót của Ngài dành cho dân Ngài, như Ngài đã hứa với tổ tiên của dân Ít-ra-en: Chúa “trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên, và nhớ lại lời xưa giao ước” (Lc 1,72). xem tiếp