Mở mắt nhìn đời

Có một mẩu đối thoại như sau:

Ông A: Có một tín hiệu đáng mừng, cho thấy sự suy giảm đạo đức đã chững lại, cái tốt đang được thổi bùng lên.

Ông B: Khi cuộc sống no đủ, người ta sẽ không tham tiền của người khác nữa.

Ông A: – Giàu có thì nói làm gì. Có một người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Hoài ở tỉnh Nghệ An nhặt được 10 triệu đồng ở ven đường. Cô ấy đã tìm đến khổ chủ trả lại dù bản thân rất nghèo, lại bị khuyết tật nặng. xem tiếp

Quảng cáo hấp dẫn quá

Người Việt mình có câu “thấy vậy mà không phải vậy”. Đây là câu nói nhằm cảnh giác chúng ta trước một sự kiện đừng đánh giá, nhận xét vội vàng. Hãy kiểm chứng kẻo thiệt thân. Nhất là trên phương diện quảng cáo. Người ta quảng cáo một cách tùy tiện và vô tội vạ. Bạ đâu cũng quảng cáo. Hoàn cảnh nào cũng quảng cáo. Kể cả lợi dụng bia mộ để quảng cáo.

Chuyện kể rằng : Ông bố của một người thợ đục đá ốm nặng. Trước khi qua đời, ông dặn người con khắc một tấm bia cắm trên mộ. Người con sau đó mang hết tâm huyết khắc một tấm bia thật đẹp với dòng chữ: “Mộ cụ Phạm X. cha của thợ đá Phạm Y. Chuyên khắc bia mộ, đục cối đá, cối xay bột. Bảo đảm. Giá rẻ”. xem tiếp

Chuông điểm giờ G

Cuộc sống bình thường nhưng có những lúc khác thường. Bất ngờ đến một “thời điểm”quan trọng nào đó, người ta thường nói:“Giờ đã điểm”– tức là đến lúc người ta “phải hành động, phải ra tay”. Người ta gọi đó là Giờ G. Đối với Kitô hữu, Mùa Chay chính là chuông điểm Giờ G: “Đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2 Cr 6:2).

Giờ G có thể mang ý nghĩa tốt hoặc xấu, nhưng là thời điểm rất quan trọng. Và đó là lúc cần phải “chạy nước rút”, vì nếu nước đến chân rồi thì nhảy cũng không kịp. Chúng ta thấy “sốt ruột” khi nhìn chiếc đồng hồ cát chậm rãi chảy, cứ nghĩ là còn lâu, nhưng rồi bất ngờ nó chảy hết cát. Và… bom nổ! xem tiếp

Thánh Giuse Mẫu Gương Cho Các Người Cha

(Mt 1, 16. 18-21.24)

Ngày 19 tháng 3, toàn thể Hội Thánh hân hoan mừng kính thánh Giuse, bạn trăm năm của Ðức Trinh Nữ Maria, cha nuôi Chúa Giêsu, vị quan thầy khả kính dễ mến, dễ thương, là gương tốt lành cho các bậc làm cha làm chủ trong gia đình.

Trong khung cảnh của Mùa Chay Thánh. Giuse, vị thánh vĩ đại được Giáo hội đề cao như là mẫu gương cho người thế noi gương, bắt chước, học đòi. Ngài là mẫu mực sáng láng về cách ăn nết ở trong nhà, là vị gia trưởng thánh thiện, vâng phục, khiêm cung trong gia đình Nagiarét. xem tiếp

Nghe Lời Chúa – Đến Với Tha Nhân

Chúng ta đang từng bước hành trình trong Mùa Chay Thánh, tiến về Tam Nhật Vượt Qua, tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Chúa Giêsu, dẫn đến Lễ Phục Sinh, chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô trên sự chết. Phụng vụ Chúa II Mùa Chay năm A trình bày cho chúng ta biến cố Chúa Giêsu Biến hình. Ðây là giai đoạn thứ hai trong Mùa Chay: giai đoạn thứ nhất là những cám dỗ trong hoang địa (x.Mt 4, 1-11); giai đoạn thứ II là cuộc Biến hình (x.Mt 17, 1-9). Chúa Giêsu “đã gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông này, và Người đưa các ông tới chỗ riêng biệt trên núi cao. Người biến hình trước mặt các ông” (Mt 17,1). xem tiếp

Suy niệm sự chết và sống lại

          Có sống thì phải có chết. Tuy nhiên khi suy về  sự chóng qua của cõi đời này, người xưa đã  đưa ra kết luận khá là bi quan “ Phù vân quả là phù vân. Phù vân quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Lợi lộc chi đâu khi mọi người  phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh mặt trời ? ( Gv 1, 1 -3 ).

Đúng là con người chẳng lợi lộc gì  khi phải chịu đựng biết bao gian lao vất vả  rồi cuối cùng  lại lăn ra chết ! Thế nhưng nếu bảo rằng  cuộc sống như vậy  là vô nghĩa thì cũng không đúng. Tại sao ? Bởi nếu cuộc đời quả là như vậy  thì cũng chẳng làm gì mà có triết học hay tôn giáo. xem tiếp

Sức Mạnh Của Hồng Ân Lời Chúa

(Mt 4, 1-11)

Chủ nhật thứ nhất Mùa Chay đặt chúng ta trước một thảm kịch, mà thảm kịch ấy ảnh hưởng đến sự hiện hữu của chúng ta đó là : tội lỗi và hành động của con người nhằm phá vỡ sự hiệp thông với Thiên Chúa.

Trình thuật chương đầu tiên của sách Sáng thế cho thấy nguyên tổ của chúng ta đã khước từ Thiên Chúa. Nguyên nhân này nảy sinh từ  ”con rắn “, ma quỷ hay còn gọi là Satan. Con rắn muốn thực hiên ý định dụ dỗ Adam tự sức mình, lập luật cho mình và trở nên Thiên Chúa, mà không cần sự trợ giúp của Thiên Chúa. Lời nói dối thuần túy ấy đưa con người đến chỗ diệt vong, bóp nghẹt ý muốn hiệp thông với sự sống thần linh của Ađam và cắt đứt mạch sống với Thiên Chúa khi bóp méo Lời Thiên Chúa. xem tiếp