Chúa Nhật 15 Thường Niên Năm B

15th Sunday in Ordinary TimeReading I: Amos 7:12-15 II: Ephesians 1:3-14; Mark 6:7-13

7 Jesus summoned the Twelve and began to send them out two by two  and gave them authority over unclean spirits.
He instructed them to take nothing for the journey
but a walking stick— no food, no sack, no money in their belts.
They were, however, to wear sandals but not a second tunic.  He said to them,
“Wherever you enter a house, stay there until you leave.
Whatever place does not welcome you or listen to you,
leave there and shake the dust off your feet
in testimony against them.”
So they went off and preached repentance.
The Twelve drove out many demons, and they anointed with oil many who were sick and cured them.

Chúa Nhật 15 Thường NiênBài Đọc I: Amốt 7:12-15 II: Êphêsô 1:3-14; Mác-cô 6:7-13

7 Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỵ.

8 Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng;

9 được đi dép, nhưng không được mặc hai áo.

10 Người bảo các ông: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi.

11 Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ.”  12 Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối.

13 Các ông trừ được nhiều quỵ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh.

Interesting Details·      A purse can hold a lot of money. A belt can hold a little. Jesus mentioned both to emphasize that no money should be taken . Traveling without money was common in that hospitable world.

·      Mark allowed for a walking stick (for self defense) and sandals (a must on rocky roads), though Matthew and Luke forbade them. Such unrealistic instructions in the latter Gospels had the symbolic meaning of trusting in God, entering in interdependent relationships with others, staying vulnerable, and practicing non-violence.

·      The instruction to travel light can also indicate urgency: preach the Word of God now without further delay or preparation.

·      “Whatever house you find yourself in, stay there until you leave the locality” is an instruction against social climbing, moving to richer and richer houses as one’s influence grows.

·      Shaking dust of rejecting town: this symbolic and non-violent gesture makes clear that the inhospitable town rejects others, so they will also be rejected.

 

Chi Tiết Hay·     Bao bị chứa được nhiều tiền. Nhưng thắt lưng thì chứa được ít hơn. Đức Giêsu nói đến cả hai thứ để nhấn mạnh rằng các môn đệ không được mang theo tiền bạc. Trong xã hội hiếu khách thời đó người ta có thể an tâm đi lại mà không cần mang theo tiền.

·     Theo Máccô thì gậy (để tự vệ) và dép (cần thiết vì đường sỏi đá) đều được dùng, nhưng theo Matthêu và Luca thì cả hai thứ này lại bị cấm. Điều cấm cản có vẻ vô lý này thực ra mang ý nghĩa một sự tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa, một niềm tin nơi tha nhân, sẵn sàng chấp nhận thương tổn, và tập tinh thần bất bạo động.

·     Lời căn dặn phải đi tay không nói lên một sự vội vàng: phải rao giảng Lời Chúa ngay, không chậm trễ cũng không cần chuẩn bị.

·     “Khi đã vào nhà nào thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi” là lời dạy tránh đi tìm vinh quang cho bản thân, tránh tìm thăng tiến trong chức vụ khi ảnh hưởng của mình bắt đầu lan rộng, khi được nhiều người biết đến.

·     Rũ sạch đất là một hành vi tượng trưng và không bạo động. Một thành phố đã khước từ người khác thì ngược lại cũng sẽ bị khước từ.

One Main PointThe disciples are to extend Jesus’ ministry in words and in deeds, while minimizing their dependence on material concerns. Jesus taught the disciples how to deal with both hospitality and rejection. Một Điểm ChínhCác môn đệ tiếp nối sứ mệnh của Đức Kitô bằng rao giảng và việc làm mà không để bị lệ thuộc vào của cải vật chất. Đức Giêsu cũng dạy các môn đệ cách xử sự dù là được tiếp đón hay là bị khước từ
Reflections1.  Jesus sent the disciples to heal those with unclean spirits. Who are those with unclean spirit? What would Jesus want me to do with them?

2.  Am I ready to start extending Jesus’ words and deeds right now, traveling light, or am I beefing up my financial security first? How do I deal with hospitality and rejection while doing God’s work?

3.  Have I accepted or rejected those who bring the Word of God to me? Or both?

Suy Niệm1.   Đức Giêsu sai các môn đệ đi chữa lành cho những người bị thần ô uế ám hại. Ai là những người ô uế chung quanh tôi? Ngài muốn tôi làm gì đối với những người này?

2.   Tôi có sẵn sàng ra đi tay không để rao giảng Lời Chúa hay là tôi cần phải lo cho tôi có công ăn việc làm, nhà cửa ổn định trước đã? Khi được chấp nhận và khi bị khước từ tôi sẽ phản ứng ra sao?

3.   Đã có bao giờ tôi đón tiếp, hay ngược lại, đã xua đuổi những anh chị em mang Lời Chúa đến với tôi không?

 

Chứng từ của một Tân Tòng về Quyền Năng của Chúa Thánh Thần

Tôi, Một tân Tòng được làm con cái Chúa sau 39 năm bị trói buộc bởi quyền lực của Satan, tôi muốn lần lượt viết lại tất cả những gì đã xảy đến cho tôi trong một thời gian rất dài, một hành trình về nhà Cha một cách lạ kỳ và đầy dẫy những trông gai hiểm trở.  Tạ ơn Chúa vì Ngài đã kiên nhẫn chờ đợi tôi, mặc dầu tôi là kẻ hèn mọn; vô ơn và bất xứng với tình yêu của Ngài. Tôi không biết phải nói lên ngôn ngữ nào của loài người để có thể diễn tả một Thiên Chúa quyền năng vô biên nhưng lại hạ mình yêu tôi vô điều kiện, mặc dầu tôi chỉ là một người ngọai đạo.

Chúa hiện hữu qua Đức Mẹ

            Năm 1976, qua một tai nạn cướp xe, họ đập vào sau gáy tôi bằng một thanh sắt dài,  tôi được đem đến bệnh viện Chợ Rẫy, qua Xray  tôi bị nứt sọ và bị chấn thương rất trầm trọng, tuy không chảy máu nhưng đầu tôi xưng phồng như trái bưởi, chỉ có thể ngồi dựa lưng vào ghế 24/24 vì không thể nằm, không ăn, cũng như không ngủ được một chút nào.

Tôi la khóc suốt ngày đêm với ơn đau dữ dột từ não. Thời gian đó tôi không được uống thuốc giảm đau vì tài chánh eo hẹp, thuốc lại rất hiếm. Bác sĩ quyết định giải phẩu vào 8h sáng ngày hôm sau.

9h tối đêm đó, từ sâu thẳm tâm linh, tôi nghe một tiếng chớp như sấm sét và một Tượng Đức Mẹ mấu trắng hiện ra cách tôi một mét, trên tay bà cầm trái địa cầu nhỏ mầu trắng.

Từ bức tượng phát ra một tiếng nói rất rõ bằng tiếng Việt: Ta là Mẹ Maria đến để cứu con, vết nứt sẽ tự lành, không phải mổ. và bức tượng biến mất. Quả thật sáng hôm sau, vết nứt đã tự lành tôi không phải mổ và cơn đau cũng biến mất. Tôi trờ về với cuộc sống bình thường. Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria đã cứu chữa con một cách thật nhiệm mầu, mặc dầu con không cầu khẩn vì không nhận biết Ngài là Thiên Chúa của con.

Năm 1980 gia đình tôi nhận được giấy bảo lãnh của  chị tôi từ Canada. Tôi đạp xe xuống nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn. Qùi dưới chân tượng Chúa, tôi khẩn cầu cho chuyến bay được bình an, mọi việc được suông sẻ .            Đêm đó tôi nằm mơ, từ trong tâm tôi nghe một tiêng nói dặn dò: Chuyến bay vào tuần thứ nhất sẽ bị hoãn lại và con sẽ đi vào chuyến bay tuần thứ hai. Quả thật, chuyến bay của tuần thứ nhất có danh sách gia đình tôi bị hoãn lại và đúng 7 ngày sau chúng tôi được đi vào chuyến thứ hai y như  lời đã báo trước với tôi trong giấc mơ.

Chết Đi Sống Lại.

Sáng 1/1/2002 tôi không dậy được. Lúc đó là 11 giờ sáng, chồng tôi vào đánh thức thì thấy người tôi đã cứng ngắc. Anh kêu xe cứu thương đến, họ cho biết tôi đã chết được 4 giờ. Họ đưa tôi vào bệnh viện, tôi bị hôn mê sâu, họ đưa tôi vào phòng hồi sinh. Sau 24 giờ ở phòng hồi sinh, tôi vẫn không tỉnh dậy, họ đưa tôi vào nhà xác, họ bảo sẽ để tôi ở đây trong vòng 72 giờ. Qua hai ngày tôi vẫn không thức dậy. Đến ngày thứ ba thì cô y tá thấy tay tôi nhúc nhích. Cô báo cho bác sĩ, bác sĩ thấy tim tôi đập lại và ông cho tôi về. Ông cho biết tôi sẽ bất động trong 6 đến 7 tuần.

Trong khi tôi ở trong tình trạng hôn mê sâu, tôi mơ thấy có một ông đi ngang, đầu đội mũ gai, tôi hỏi: Ông là ai?. Ông trả lời: Ta là Giêsu và tôi thấy ông bị đưa lên đồi. Ông nói với tôi bằng tiếng Việt rất rõ: Con lấy khăn trắng  nhúng nước sông lau mặt đi, con sẽ sống lại vào ngày thứ ba. Ông nói chữ đi rất mạnh, như một mệnh lệnh. Tôi chạy tới bờ sông, ở đó có một chiếc khăn trắng, tôi nhúng nước lau mặt Chúa vì tôi thấy trên má Chúa có vết máu nhưng Chúa nói: Con lau mặt cho con và con đừng đi theo Ta, con đứng lại đi, và tôi tỉnh lại.

Mùa hè năm 2005 gia đình anh chị tôi từ bang California đến thăm tôi, vừa bước vào cửa nhà, chị dâu tôi đã khựng lại chỉ tay vào tấm hình tôi treo trên tường, đối diện với cửa chính. chị hỏi tôi về nguồn gốc của tấm hình, và tôi có tấm hình này lúc nào? Tôi kể rằng: có một tầu ngọai quốc trong lúc đang cứu vớt những thuyền nhân bị nạn, ông thấy một vật lạ từ xa phóng tới, vội vàng ông lấy máy ra chụp khi rửa ra thì nó hiện nguyên hình ảnh của một con Rồng rất dài, trên 10 mét và mình nó rất  lớn. Mặt nó rât dữ tợn nhe răng như sẵn sàng nuốt chửng ai ở gần nó. Toàn thân nó bốc lửa, trên đầu con rồng có  một Người Nữ  mặc áo trắng, nhìn như thể Phật Bà Quan Âm, một tay cầm lọ Cam Lồ, một tay kia cầm cành Dương Liễu, tay bà có nhiều vết bầm tím.  Chị dâu tôi giải thích cho tôi biết là con rồng là hiện thân của Satan, quỷ dữ,  Đồng thời chị cũng cho tôi đọc một đọan Thánh Kinh để xác tín vế điều chị nói. Chị nói khi chị vừa bước vào nhà thì chị cảm thấy như có một tà lực từ hướng con rồng đẩy chị ra khỏi cửa, chị phải cầu nguyện mới có thể bước vào trong nhà.

Chị khuyên tôi nên bỏ tấm hình này đi và đừng thờ lạy nó nữa, nếu không nó có thể gây họa đến cho tôi và gia đình. Tôi cứ ừ hử cho qua chuyện vì trong lòng tôi vẫn yêu thích tấm ảnh này.

Tôi kể cho chị dâu tôi nghe về phép lạ mà Me Maria đã cứu tôi năm 1976 và tôi ngỏ ý muốn viết sách để vinh Danh Mẹ. Chị nói với tôi: ” em nên vào đạo Công Giáo để vinh Danh Chúa và Mẹ thì tốt hơn là viết sách. Hoặc em chỉ nên viết sách sau khi rửa tội thì mọi người sẽ tin em.” Chị khuyên tôi nên vô đạo để được làm con cái Chúa. Những ngày chị ở Canada chị luôn chia sẻ về niềm  vui của chị khi được là công chúa Nước trời. Chị cũng chia sẻ những kinh nghiệm của chị khi phải sống  trong quyền lực tối tăm qua bệnh tật, yếu đuối, và tội lỗi. Chị nói với tôi rất nhiều về một Thiên Chúa Ngôi Ba, đó là Chúa Thánh Thần. Chính Ngài đã Thánh hóa, chữa lành và giúp chị được biến đổi.

Sau khi rời Canada trở về nhà chị, chị luôn gọi tôi  và nhắc tôi phải phá hủy tấm hình đó càng sớm càng tốt, nếu không tôi sẽ tiếp tục gặp biết bao tai ương lẫn bệnh tật do nó đem lại . Quả tình đã có một lần tôi nghe lời chị, bắc thang leo lên để gỡ tấm hình nhưng tôi nghe một tiếng nói : “đừng, đừng làm như vậy” . Và điều đó như có một sức mạnh khiến tôi không thể tháo tấm hình xuống được.

Chúa lại cứu tôi

Năm 2007, tôi bị tai biến mạch máu não, tôi không bị liệt nhưng không còn nhớ gì. Tôi mơ thấy Thánh  Anrê thành Montréal. Thánh Anrê nói với tôi: 7 tuần sau con sẽ nhớ lại, con không cần phải mổ và con sẽ đi làm lại. Đúng sau 7 tuần, tôi hồi phục lại trí nhớ và tôi đi làm lại.        (còn tiếp tuần sau)

 

Hành trang người môn đệ
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Ai đi xa cũng phải chuẩn bị hành trang. Chuyến đi càng xa thì hành trang càng nhiều. Chuyến đi càng quan trọng thì hành trang càng phải chọn lựa, tính toán. Hôm nay Đức Giêsu sai các môn đệ đi một chuyến quan trọng: tiếp nối sứ mạng của Người đem Tin Mừng đến khắp các làng mạc xa xôi. Để chuẩn bị cho chuyến đi quan trọng này, Đức Giêsu đã giúp các môn đệ sắp xếp hành trang. Sau khi đã loại bỏ những loại hành trang cồng kềnh không cần thiết, có hại cho nhiệm vụ, Đức Giêsu đã trao cho các môn đệ những hành trang thực sự cần thiết và hữu ích cho sứ vụ Tông đồ.
Hành trang của người môn đệ là sự gắn bó mật thiết với Đức Giêsu. Các môn đệ chỉ được sai đi sau khi đã có một thời gian sống bên cạnh Người. Thời gian sống bên Đức Giêsu cần thiết để các môn đệ hiểu biết, cảm thông và nhất là yêu mến, gắn bó mật thiết với Người. Đây chính là hành trang quan trọng nhất. Người được sai đi phải gắn bó mật thiết với Đấng đã sai mình. Sự gắn bó mật thiết là nguồn mạch, bảo đảm tính trung thực, là chìa khoá thành công của sứ vụ. Đức Giêsu đã nêu gương về điểm này khi luôn gắn bó mật thiết với Đức Chúa Cha, Đấng đã sai Người. Sự gắn bó ấy giúp Người hoàn toàn kết hiệp với Đức Chúa Cha, trở nên một lòng một ý với Đức Chúa Cha, luôn cầu nguyện, luôn từ bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa Cha. Chính vì thế, sứ vụ của Người đã thành công tốt đẹp.

Hành trang của người môn đệ là tâm hồn đơn sơ phó thác. Khi chỉ thị cho các môn đệ: “không được mang gì khi đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo”, Đức Giêsu muốn các ông sống trong cảnh nghèo khó để hoàn toàn tin tưởng phó thác vào Chúa. Tiền của, tiện nghi vật chất dễ tạo ra một thứ an tâm giả tạo, dẫn con người đến chỗ tự mãn, tự kiêu, tự phụ cho rằng mọi thành công là nhờ tài sức riêng mình. Vì thế, dễ tha hoá, làm theo ý mình hơn là làm theo ý Chúa, sắp đặt chương trình cho Chúa hơn là tìm thực hiện chương trình của Chúa. Nghèo khó sẽ giúp người môn đệ ý thức sự nghèo nàn thiếu thốn, sự yếu ớt của mình, ý thức đó sẽ giúp người môn đệ biết khiêm nhường, tin tưởng phó thác cho Chúa. Tôi chỉ là hư vô, là cát bụi. Mọi thành công đều của Chúa, nhờ Chúa. Những thành công do tài sức con người sẽ mau tàn. Chỉ có công trình của Chúa mới bền vững. Vì thế đơn sơ phó thác là một hành trang rất cần thiết cho người môn đệ. Không mang theo gì của loài người, chỉ mang theo niềm tin yêu phó thác vào Thiên Chúa, đó chính là mang theo tất cả.

Hành trang của người môn đệ là tình liên đới. Đức Giêsu không sai các môn đệ đi riêng lẻ, nhưng sai từng hai người một. Người biết khả năng con người yếu kém, cần có tập thể nâng đỡ mới hoàn thành sứ mạng. Lời chứng của một cá nhân chưa đủ sức thuyết phục. Cần có sự đồng tâm nhất trí của một tập thể lời chứng mới thực sự đáng tin. Hơn nữa, Đức Giêsu không sai các môn đệ đi làm việc với giấy tờ hay đất đai, nhưng sai các ngài đến với con người. Các ngài phải sống giữa mọi người, nhờ mọi người giúp đỡ, chia sẻ cuộc sống với họ. Phải liên đới với con người. Tình liên đới không những cần thiết để giúp các ngài làm việc tông đồ một cách hữu hiệu. Chính qua tình liên đới mà Tin Mừng dễ dàng được đón nhận.

Hành trang của người môn đệ là trái tim biết cảm thương. Đức Giêsu sai các môn đệ đến với những người đau yếu bệnh tật, hoang đàng tội lỗi, bị quỷ ma hành hạ. Tức là đến với những người kém may mắn ở đời. Những người nghèo hèn yếu đuối. Những người bị xã hội bỏ quên. Để đến với những người anh em bé nhỏ, người môn đệ phải có trái tim biết cảm thương. Các ngài phải mang trái tim của Thiên Chúa luôn chạnh lòng thương khi nhìn thấy đám đông bơ vơ tất tưởi, túng thiếu, đói khát. Phải sẵn sàng băng rừng vượt suối đi tìm một con chiên lạc. Phải mở rộng vòng tay đón nhận đứa con hoang đàng trở về. Phải sẵn sàng tha thứ cho kẻ tội lỗi thật lòng hối cải ăn năn.

Mỗi người chúng ta đều là môn đệ của Chúa. Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội và Thêm sức, Chúa sai chúng ta đi rao giảng Tin Mừng của Người. Tôi thấy anh chị em ở Giáo xứ Cửa Nam rất tích cực trong việc tông đồ. Nhưng có lẽ anh chị em vẫn băn khoăn, không biết làm sao để việc tông đồ có kết quả tốt đẹp. Hôm nay, Đức Giêsu cho ta biết, muốn việc tông đồ có kết quả, ta phải gắn bó mật thiết với Chúa, phó thác mọi sự cho Chúa, đồng thời phải có tình liên đới và nhất là phải biết cảm thương anh chị em đồng loại. Một tay nắm lấy tay Chúa, một tay nắm lấy tay anh em. Một tình yêu anh chị em trong tình yêu mến Chúa. Liên kết mọi người trong tình yêu mến. Với tình yêu mến, chắc chắn việc tông đồ của ta sẽ đi đúng đường hướng của Chúa. Với tình yêu mến, chắc chắn việc tông đồ sẽ có kết quả tốt đẹp.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1- Chúa sai bạn đi làm tông đồ cho Chúa, bạn có cảm thấy điều đó không?
2- Mỗi khi đi làm việc tông đồ, bạn thường chuẩn bị những loại hành trang nào, những hành trang của bạn quan tâm có giống những hành trang Chúa chuẩn bị cho các môn đệ không?
3- Theo bạn, đâu là phương thế hữu hiệu nhất làm cho những người chung quanh nhận biết Chúa?
4- Đâu là những hành trang cần thiết của người môn đệ của Chúa?

 

Những lời căn dặn cho việc thi hành sứ vụ
(Suy niệm của Camille Gagnon)

 

Hôm nay, xin anh chị em cho phép tôi giảng một bài hơi nhẹ nhàng một chút, một bài giảng cho kỳ nghỉ hè. Tôi muốn nói về gia đình Tremblay tuần rồi đã đi cắm trại lần đầu tiên ra sao.
Điều khiến tôi nói về gia đình này, là Tin Mừng bảo rằng “Lần đầu tiên” Chúa Giêsu sai các môn đệ, từng hai người một, đi rao giảng, và để giúp họ, Ngài dặn dò họ ngay trước lúc lên đường. Tôi không biết các môn đệ có hiểu rõ và nghe theo những lời dặn dò này không, nhưng tôi biết rằng gia đình Tremblay đã không hiểu và không tuân theo, và họ là làm hỏng kinh nghiệm cắm trại của mình. Và khi nói về kinh nghiệm cắm trại của gia đình Tremblay, tôi sẽ nói một chút về các bạn và tôi.
“Đừng mang theo hành lý cồng kềnh”.
Lời căn dặn đầu tiên của Chúa Giêsu thật rõ ràng: “Đừng mang theo hành lý cồng kềnh”. Vì ông Tremblay không biết điều gì sẽ xảy ra nên ông đã chuẩn bị mọi sự: Hai túi ngủ cho mỗi người, những cây cọc để cắm lều, những chiếc ấm lớn nhỏ, thùng dụng cụ, v.v… Đối với ông Tremblay thà chen chúc nhau trong lều còn hơn là thiếu bất cứ món gì. Cuối cùng ông hầu như đã dọn hết đồ đạc trong nhà đi và đã phải bận rộn chuẩn bị đồ đạc cả tuần.
Một người quen cắm trại, sẽ khôn ngoan hơn. Ít nhất họ biết phải tránh mang theo những hành lý vô ích. Họ đã hiểu ý nghĩa thật của lời Chúa Giêsu căn dặn. Khi nhìn ông Tremblay họ thấy được yếu điểm của ông. Trước một công việc đòi hỏi phải dẹp đi mọi nhu cầu không cần thiết ông lại sợ phải bỏ đi những thói quen và những bảo đảm cho cuộc sống của mình. Thật ra ông Tremblay nghi ngờ rằng việc cắm trại sẽ không lấp đầy được cả một tuần lễ nghỉ ngơi, và ông nghĩ sẽ buồn chán khi thiếu tiện nghi. Thế là, bị kẹt trong đống đồ đạc lỉnh kỉnh của mình, ông không còn thảnh thơi để có được những ngày nghỉ ngơi thực sự nữa.
“Đừng đi lăng xăng khắp nơi!”.
Lời căn dặn thứ hai là đừng đi lăng xăng khắp nơi. Nhưng cả ở điểm này nữa, bà Tremblay đã không thành công. Tuy nhiên, bà đã có ý tốt. Đối với bà, trong tuần cắm trại đó sẽ có dịp gặp gỡ nhiều người và bà cũng nghe nói rằng khi đi cắm trại người ta rất tử tế và dễ làm quen. Vậy nên bà không ngồi đấy mà chờ đợi: Bà vội vã đi bước trước, mỗi ngày bà đi thăm hết mọi người, những chẳng tiếp xúc với ai lâu. Cuối tuần, bà đã “quen biết” nhiều người, nhưng lại có ít bạn bè. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã nói: “Khi các con được đón tiếp vào nhà nào thì ở lại đó cho đến lúc ra đi!”. Điều này có vẻ ngộ nghĩnh. Hiển nhiên là phải ở nơi nào đó trước khi ra đi. Nhưng, suy nghĩ một chút, ta thấy rằng ta có thể ở nơi nào đó mà không hiện diện, không bao giờ ở với ai cả. Điều này cũng có nghĩa là chỉ có một cách để tạo nên những mối liên hệ thực sự với kẻ khác: Đó là dừng lại, đừng bỏ đi ngay khi vừa gặp sự khó chịu nào đó và đừng sợ làm quen. Chúa Giêsu bảo: Với thái độ ấy làm sao các con có thể loan báo Thầy. Nói về Thầy thế nào nếu không tạo được những cuộc gặp gỡ thực sự? Nếu các con chỉ chạy vội hết nơi này đến nơi khác?
Cuối cùng đừng luyến tiếc gì cả.
Bọn trẻ nhà Tremblay trở về rất thất vọng. Chúng cứ tưởng sẽ gặp được nhiều bạn trẻ cùng lứa tuổi với chúng; dụng cụ thể thao cũ rích; huấn luyện viên về bơi lội bị ốm hai ngày, hai ngày đẹp trời nhất, v.v… Chúng đã mong một cái gì mới mẻ, nhưng bây giờ chúng chán cắm trại lắm rồi. Từ nay chúng đã biết cắm trại chẳng thích thú gì cả. Từ lúc về nhà chúng cứ luyến tiếc mãi những ngày đi chơi thất bại.
Điều Chúa Giêsu căn dặn cuối cùng là: “Nghe đây! Nếu các con đã thất bại ở nơi nào đó, thì hãy bỏ đi và để lại tất cả đàng sau mình, nhất là đừng luyến tiếc gì cả. Vì chúng sẽ chỉ ngăn cản các con bắt đầu lại công việc cách tốt hơn mà thôi”.
Tóm lại sứ vụ của các môn đệ, cuộc đời của chúng ta, và cuộc cắm trại của gia đình Tremblay lại chẳng cần những lời căn dặn này sao: “Hãy siêu thoát đối với bản thân; hãy dừng lại để thiết lập những mối liên hệ thực sự; và hãy quên đi những luyến tiếc để bắt đầu lại cách tốt hơn”.

Chia sẻ Bài này:

facebookShare Email Email Print Bài này Print Bài này