Tuần Cửu Nhật Mừng Lễ Giáng Sinh (15/12 – 24/12)

Ngày Thứ Nhất – Trang 2

Ngày Thứ Hai – Trang 3

Ngày Thứ Ba – Trang 4

Ngày Thứ Tư – Trang 5

Ngày Thứ Năm – Trang 6

Ngày Thứ Sáu – Trang 7

Ngày Thứ Bảy – Trang 8

Ngày Thứ Tám – Trang 9

Ngày Thứ Chín – Trang 10

LUISA PICCARRETA, NÊN THÁNH TRÊN GIƯỜNG

Bộ Phong Thánh đang cứu xét hồ sơ xin phong chân phước cho một vị Nữ Tôi Tớ Chúa Ngày Thứ Nhất  – Trang thuộc tổng Giáo phận Trani, tỉnh Bari, nam Italia, là chị Luisa Piccarreta, qua đời năm 1947, hưởng thọ 82 tuổị Suốt 70 năm trời, chị Luisa nằm liệt giường, nhưng luôn sống theo Thánh Ý Chúa và vẫn có thể làm nghề thêu thùa để tự lực mưu sinh, và nuôi nấng em gái cũng như những người trợ giúp. Trong 70 năm, cứ mỗi sáng, thân thể của Luisa cứng đơ như xác chết, và cần có một linh mục làm dấu Thánh Giá chúc lành để trở lại trạng thái bình thường.

Chị Luisa chỉ học lớp một, bậc tiểu học, sống bằng nghề thêu gối nệm, hầu như cả đời phải nằm trên giường, nhưng đã được ơn thần bí, kết hiệp với Chúa, và theo lệnh cha giải tội, chị đã viết nhật ký gồm 36 cuốn dầy, ghi lại những gì Chúa mạc khải cho chị.  Tuy nhiên, khi bị Bộ Thánh Vụ lên án và liệt kê các tác phẩm đó vào danh mục các sách cấm (Index), chị mau mắn hoàn toàn vâng phục.

THÂN THẾ

Luisa Piccarreta sinh ngày 23-4-1865, là người thứ tư trong một gia đình có 5 người con gái, và thân phụ Nicola làm tá điền trong một nông trại lớn của gia đình Mastrorilli. Tại đó, Luisa đã trải qua những năm tháng dài của thời thơ ấu và niên thiếụ Trước xóm nhà ấy ngày nay vẫn còn một cây dâu tằm to lớn, với một hốc lớn trong thân cây, trong đó cô bé Luisa thường ẩn nấp để cầu nguyện, xa tránh những cặp mắt tò mò.   Chính tại nơi cô tịch ấy, Luisa đã khởi sự cuộc phiêu lưu thần linh, hướng dẫn chị trên những nẻo đường đau khổ và thánh thiện.

Năm lên 9 tuổi, Luisa được rước Chúa Giêsu Thánh Thể lần đầu và chịu phép Thêm Sức, và từ lúc đó, Luisa thường cầu nguyện lâu giờ trước Mình Thánh Chúa.  Năm 11 tuổi, Luisa muốn ghi tên gia nhập Hội Con Ðức Mẹ – rất thịnh hành bấy giờ – thuộc giáo xứ thánh Giusẹ Năm 18 tuổi, Luisa gia nhập dòng Ba Ða Minh với tên dòng là Mađalena.  Chị là một trong những người đầu tiên ghi tên gia nhập Dòng Ba do cha sở cổ võ. Lòng sùng kính của Luisa đối với Mẹ Thiên Chúa biến thành một linh đạo sâu xa, báo trước điều mà một ngày kia chị sẽ viết về Ðức Mẹ.

Tiếng Chúa Giêsu dẫn đưa Luisa tới chỗ từ bỏ chính mình khỏi mọi sự và mọi người. Khoảng năm 18 tuổi, từ bao lơn nhà, ở đường Nazario Sauro, Luisa được thị kiến Chúa Giêsu đang vất vả dưới sức nặng của thánh giá, Ngài hướng nhìn về Luisa và thốt lên những lời này: “Hỡi linh hồn, hãy giúp Cha!”. Từ lúc đó, trong tâm hồn Luisa bừng cháy lòng khao khát khôn lường, mong được chịu đau khổ vì Chúa Giêsu và vì phần rỗi các linh hồn.  Và thế là những đau khổ thể lý khởi sự, thêm vào những đau khổ tinh thần, đi tới mức độ anh hùng.

Gia đình tưởng những hiện tượng ấy là bệnh tật nên đã đưa Luisa đi các bác sĩ khám bệnh. Nhưng tất cả các bác sĩ đó đều ngỡ ngàng trước một trường hợp bệnh lý duy nhất và lạ lùng như thể Luisa bị cứng đơ như xác chết, – cho dù chị có những dấu hiệu còn sống – và không có phương pháp trị liệu nào có thể giải thoát chị khỏi cực hình khôn tả ấỵ   Khi tất cả mọi phương thế y khoa đều được sử dụng mà không kết quả, người ta tìm đến với các linh mục như hy vọng cuối cùng.   Một linh mục dòng thánh Augustino, cha Cosma Loiodice, được mời tới bên giường bệnh nhân; trước sự ngỡ ngàng của mọi người hiện diện, cha chỉ cần làm dấu Thánh Giá trên thân thể chị, thế là chị hồi phục tức khắc các cơ năng bình thường.   Khi cha Loiodice trở về tu viện, một vài linh mục triều khác được mời tới, các vị cũng làm dấu Thánh Giá, và Luisa trở lại bình thường.

Trong thời kỳ đầu tiên, những hiểu lầm và đau khổ tủi nhục nhất, Luisa phải chịu do các linh mục, các vị coi chị là một thiếu nữ kênh kiệu, điên khùng, một người muốn lôi kéo người khác chú ý tới mình. Có lần các linh mục để Luisa ở trong tình trạng cứng đơ như xác chết hơn 20 ngàỵ   Luisa chấp nhận vai trò nạn nhân, và đi tới độ sống trong một tình trạng rất đặc biệt: mỗi sáng chị bị cứng đơ, bất động, nằm co trên giường, không ai có thể duỗi chị ra, hoặc nâng đôi cánh tay, hay cử động đầu hoặc chân của chi. Luisa cần sự hiện diện của vị linh mục làm dấu Thánh Giá chúc lành cho chị, hủy bỏ trạng thái cứng đơ như xác chết, và làm cho chị trở lại công việc bình thường là làm nệm gối.

Vị TGM bấy giờ là Ðức Cha Giuseppe Bianchi Dottula hay biết được những gì xảy ra tại Corato, và sau khi nghe ý kiến của một số linh mục, ngài muốn đích thân đảm trách vụ này, và sau khi suy nghĩ chín chắn, ngài bổ nhiệm một vị giải tội riêng là cha Michele De Benedictis, một linh mục nổi bật, và Luisa cởi mở tâm hồn chị cho ngài. Cha Michele, vốn là một linh mục khôn ngoan, có đời sống thánh thiện. Ngài đặt giới hạn cho những đau khổ của Luisa và chị không được làm gì mà không có sự ưng thuận của cha. Chính cha đã truyền cho Luisa phải dùng bữa mỗi ngày ít là một lần, cho dù ngay sau đó chị ói mửa ra hết những gì đã ăn. Luisa chỉ sống bằng Thánh Ý Chúa. Dưới sự hướng dẫn của cha Michele, Luisa đã được phép tiếp tục nằm giường như lễ vật đền tội. Bấy giờ là năm 1888. Luisa như bị đóng đinh vào giường đau đớn, luôn ngồi như thế trong 59 năm trời nữa, cho tới khi qua đời.

Năm 1898, Ðức tân TGM Tommaso De Stefano bổ nhiệm một linh mục giải tội mới, cha Gennaro Di Gennaro, cha chu toàn nhiệm vụ này trong 24 năm trời. Vị giải tội mới, trực giác được những kỳ công Chúa làm nơi linh hồn Luisa, nên đã quyết liệt truyền lệnh cho chị phải viết lại tất cả những gì là Ơn Chúa hoạt động nơi chi.  Mặc dù vị Nữ Tôi Tớ Chúa trình bày hết mọi lý lẽ, nhưng chị vẫn không khỏi vâng lời cha giải tội: kể cả lý do chị chỉ được chuẩn bị rất ít về chữ nghĩa cũng không làm cho chị khỏi phải vâng lờị Cha Gennaro Di Gennaro tỏ ra lạnh lùng và cương quyết, mặc dù biết rằng Luisa chỉ học năm đầu của bậc tiểu học. Thế là từ ngày 28-2-1889, Luisa bắt đầu viết nhật ký, tổng cộng là 36 cuốn dầy! Chương cuối cùng được viết xong vào ngày 28 tháng 12 năm 1939, ngày mà chị nhận được lệnh không viết nữa.

Năm 1938, một trận phong vũ vùi dập Luisa Piccarreta: chị bị Tòa Thánh công khai phủ nhận và các sách của chị bị liệt kê vào danh mục các sách cấm. Khi bản án của Bộ Thánh Vụ được công bố, chị tuân phục ngay giáo quyền.

Từ Roma, một linh mục được giáo quyền gửi tới, yêu cầu chị Luisa nộp tất cả các thủ bản của chị, chị bình thản và mau mắn giao nộp. Thế là tất cả các tác phẩm của chị được giữ kín trong văn khố mật của Bộ Thánh Vụ.

Ngày 7 tháng 10 năm 1938, do lệnh trên, chị Luisa phải rời bỏ tu viện và tìm một nơi ở mới. Chị trải qua 9 năm cuối đời trong một căn nhà ở đường Mađalena, nơi mà những người già ở Corato biết rõ và cũng từ nơi đó họ thấy linh cữu của chị đưa ra khỏi nhà ngày 8 tháng 3 năm 1947.

Cuộc sống của chị Luisa rất khiêm hạ; chị chỉ sở hữu vài của cải hoặc không có gì cả. Chị sống trong một căn nhà thuê, được em gái Angelina và một vài phụ nữ đạo đức trợ giúp ân cần. Tài sản chị có không đủ để trả tiền thuê nhà. Ðể sinh sống, chị chăm chỉ làm nghề thêu thùa, đủ để nuôi sống bản thân và em gái, vì chị không cần áo hoặc giày cho mình. Lương thực của chị chỉ có vài gram thịt, do người phụ tá là Rosaria Bucci mang lại cho chi. Luisa không mua sắm gì, và cũng chẳng ước muốn gì. Chị thường bị ói ra ngay sau khi nuốt xuống. Diện mạo chị không phải là khuôn mặt của người sắp chết, nhưng cũng không phải là người hoàn toàn khỏe mạnh. Dầu vậy, không bao giờ chị ngồi không, năng lực của chị được sử dụng để chịu đau khổ hằng ngày hoặc để làm việc, và cuộc sống của chị, đối với những ai biết rõ chị, thực là một phép lạ liên tục.

Chị Luisa có lòng từ bỏ lạ lùng đối với những gì không do công việc hằng ngày của chị mà ra! Chị cương quyết từ chối tiền bạc và quà tặng cho chị dưới bất kỳ danh nghĩa nào. Không bao giờ chị chấp nhận tiền bạc do việc xuất bản các sách của chị. Chị quyết liệt từ khước và gửi trả lại tiền bạc mà những ngừơi đạo đức thỉnh thoảng gởi cho chị.

Nhà ở của chị Luisa giống như một đan viện, không có người tò mò nào bén mạng tới.   Chị luôn có vài phụ nữ ở cạnh, họ sống theo cùng một linh đạo, và cũng có một số thiếu nữ đến nhà chị để học thêu thùa nệm gối.   Từ “nhà tiệc ly” ấy đã phát sinh nhiều ơn gọi tu trì.   Nhưng công việc huấn luyện của chị không chỉ dừng lại nơi các thiếu nữ mà thôi, nhiều thanh niên khác cũng được chị gởi tới các dòng nam hoặc vào chủng viện để tiến lên chức linh mục.

Chị Luisa qua đời ngày 4 tháng 3 năm 1947, thọ 81 tuổi sau 15 ngày chịu bệnh sưng phổi nặng. Ðó là bệnh duy nhất được xác nhận trong cuộc đời chị.

Vừa khi nghe tin chị Luisa qua đời, toàn dân đổ dồn về nhà chị như dòng nước lũ, và các nhân viên công lực phải can thiệp để giữ trật tự cho đám đông, ngày đêm kéo tới xem chị Luisa, một phụ nữ mà họ rất quí mến. Có tiếng reo lên: “Bà Thánh Luisa đã qua đời!”.  Ðể giữ trật tự cho đám đông đến viếng chị, với sự đồng ý của chính quyền dân sự và vị đặc trách về y tế, thi hài chị Luisa được quàn trong vòng 4 ngày, mà không có dấu hiệu gì hư hỏng.  Chị Luisa như thể không chết, chị ngồi trên giường, mặc áo trắng, như thể chị ngủ, vì như đã nói, thân thể chị không bị cứng đơ như xác chết.

Thực vậy, người ta có thể cử động đầu của chị theo mọi chiều hướng, nâng đôi cánh tay, gấp bàn tay và mọi ngón tay; người ta cũng có thể vạch mi mắt và quan sát đôi mắt sáng suốt không chút vẩn đục của chị.  Tất cả đều coi chị như còn sống, và đang chìm đắm trong giấc ngủ say. Một hội đồng bác sĩ được triệu tập, và sau khi khám nghiệm kỹ lưỡng thi hài, họ tuyên bố rằng chị Luisa đã chết thật và vì thế, phải nghĩ rằng đó là một cái chết thực sự chứ không phải cái chết bề ngoài như mọi người tưởng.

Vào ngày lễ Chúa Kitô Vua, 20-11-1994, tại nhà thờ chính ở Corato, thuộc tổng giáo phận Trani, tỉnh Bari, nam Italia, trước sự hiện diện của rất đông dân chúng địa phương và từ nơi khác kéo tới, Ðức Cha Carmelo Cassati, TGM sở tại, đã chính thức mở án phong chân phước cho Nữ Tôi Tớ Chúa Luisa Piccarreta.

Chia sẻ Bài này:

facebookShare Email Email Print Bài này Print Bài này