Đón Xuân, Ăn Tết

Người ta so sánh: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Đúng thật!

Không ai thấy Xuân sao lại đón? Chẳng ai thấy Tết sao lại ăn? Phải chăng Xuân ẩn hiện trong hoa Mai, hoa Đào,… được người ta “rước” vào nhà nên gọi là đón Xuân về? Những người ở xa trông mong ngày về quê đoàn tụ và luôn được người thân chờ đón về quây quần trong ngày Tết nên người ta gọi là đón Xuân. Có thể như vậy chăng?

Có phải Tết là bánh, mứt, kẹo, dưa hấu,… nên người ta mới có thể ăn Tết? Cũng có thể lắm.

Quả thật, khi Tết đến Xuân về, ngày xưa người Việt thường có truyền thống dùng câu đối:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh xem tiếp

Lòng Thương Xót Chúa Biến Đổi Con Người

SUY NIỆM CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN – C

(Lc 5,1-11)

Chủ đề nổi bật hơn cả trong Chúa nhật thứ V mùa Thường niên là “ơn gọi”. Chúa gọi Isaia (x. Is 6, 1-2a. 3,8), Phêrô (x. Lc 5,1-11) và Phaolô (1Cr 15,1-11). Cả ba đều thú nhận mình bất xứng, nhưng họ đã tin tưởng vào lòng thương xót và tha thứ, nhất là quyền năng của ơn thánh Chúa và sự đáp trả cách quảng đại của con người. Quả là lòng xót thương của Thiên Chúa biến đổi con người. xem tiếp

Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 28/1 – 03/02/2016: Lòng thương xót Chúa

Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu những đề tài sau đây:
• Lòng thương xót Chúa luôn luôn hoạt động để cứu thoát con người.
• Kitô hữu là người có trái tim rộng mở để đón nhận tất cả mọi người
• Có thể là tội nhân, nhưng không được là kẻ băng hoại.
• Vết thương do tội gây ra thật khó lành!
Bên cạnh đó là Câu chuyện Đức Mẹ Dâng Chúa Giê-Su Vào Đền Thánh

VietCatholic News

Tuần tin Hội đồng Giám Mục Việt Nam số 11/2016

Nội dung:
– Suy niệm Chúa nhật 5 Thường niên: Từ nay anh sẽ bắt người
– Đức Thánh Cha Phanxicô đặc cử 1071 vị Thừa sai Lòng Thương xót
– Các giám mục được kêu gọi tham dự thường huấn
– Campuchia: Năm Thánh là thời gian thuận lợi cho việc đối thoại liên tôn
– Lòng thương xót và truyền giáo có liên quan mật thiết với nhau
– Công đồng Toàn Chính Thống giáo sẽ diễn ra tại Kriti (Hy Lạp) vào tháng Sáu 2016
– Đạo đức sinh học: Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi phải thận trọng khi đẩy nhanh tiến độ phát triển khoa học.
xem tiếp

Thông Điệp ngày 2/2/2016 qua thị nhân Mirjana

Các con yêu dấu,

Mẹ đã kêu gọi các con và Mẹ kêu gọi các con một lần nữa để tới chỗ nhận biết Thánh Tử Mẹ, để tới chỗ nhận biết chân lý. Mẹ ở với các con và cầu nguyện cho các con đạt được. Các con của Mẹ ơi, các con phải cầu nguyện nhiều để có tất cả tình yêu và nhẫn nại hơn; để biết thế nào chịu đựng hy sinh và sống trong tinh thần nghèo khó. Qua Chúa Thánh Thần, Thánh Tử Mẹ luôn luôn ở với các con.

Giáo Hội của Ngài được sinh ra trong mọi tâm hồn mà tới chỗ nhận biết Ngài. Hãy cầu nguyện để các con có thể tới chỗ nhận biết Thánh Tử Mẹ; cầu nguyện để linh hồn các con nên một với Ngài. Đó là lời cầu nguyện và tình yêu thương lôi kéo những người khác và làm các con thành tông đồ của Mẹ. Mẹ đang ngắm nhìn các con với tình yêu thương, với một tình yêu Từ Mẫu. Mẹ biết các con; Mẹ biết những đau đớn và đau khổ của các con, bởi vì Mẹ cũng đã đau khổ trong thầm lặng. Đức tin đã cho Mẹ đức mến và đức cậy. Mẹ nhắc lại, sự Phục Sinh của Thánh Tử Mẹ và sự Lên Trời của Mẹ là đức cậy và đức mến cho các con.

Vì thế, các con của Mẹ ơi, hãy cầu nguyện để tới chỗ nhận biết chân lý; để có đức tin vững chắc mà nó sẽ hướng dẫn tâm hồn các con và nó sẽ biến các đau đớn và đau khổ của các con thành đức mến và đức cậy. Cám ơn các con. 

(Chuyển Ngữ Bởi KinhMungMaria.com)

Bài đọc và Suy Niệm Lời Chúa Tuần IV Thường Niên C

 Lm. Seoka

Thứ hai – Trang 1

Thứ ba – Trang 2

Thứ tư – Trang 3

Thứ năm – Trang 4

Thứ sáu – Trang 5

Thứ bảy – Trang 6

 – oOo –

Thứ hai

Bài đọc 1

2 Sm 15, 13-14. 30; 16, 5-13a

Trong những ngày ấy, có kẻ đến báo tin cho Ðavít rằng: “Toàn dân Israel hết lòng theo Absalon. Ðavít liền nói cùng các cận thần của ông ở Giêrusalem rằng: “Hãy chỗi dậy, chúng ta trốn đi, vì chúng ta không sao thoát khỏi tay Absalon. Các ngươi hãy ra mau đi, kẻo nó đến bắt chúng ta, gây tai hại cho chúng ta và dùng gươm giết hết dân thành”. Ðavít trèo lên núi Cây Dầu, ông vừa leo vừa khóc lóc, đi chân không, đầu phủ khăn. Toàn dân theo ông cũng trùm đầu, vừa leo vừa khóc. Vậy vua Ðavít đến Bahumrim. Và này xuất hiện một người thuộc dòng họ Saolê, tên là Sêmê, con ông Giêra. Anh ta vừa đi vừa nguyền rủa, rồi ném đá Ðavít và những cận vệ của vua. Toàn thể dân chúng và tất cả binh sĩ đều đi hai bên tả hữu nhà vua.
xem tiếp