Chúa Nhật 5 Phục Sinh Năm B

5th Sunday in Ordinary Time
Reading I: Job 7:1-4,6-7; R. II: 1 Cor 9:16-19,22-23; Mark 1:29-39
Chúa Nhật 5 Thường Niên
Bài Đọc I: Gióp 7,1-4.6-7; Bài Đọc II: 1 Cr 9,16-19.22-23; Maccô 1:29-39
Interesting Details ·                                 (v.31) Jesus had just performed his first healing of a man possessed by a demon with a word (1:25). Here, he cures sickness by a touch: Jesus takes Peter’s mother-in-law by the hand and lifts her up. People of Mediterranean culture are more willing to touch each other and tend to stand closer to each other during a conversation than those of different culture. But more importantly, Jesus’ touch mediates his power. On another occasion, a woman was healed (5:30) when she touched his cloak.

·                                 When Jesus cures sick persons, he restores them to their proper status, role and place in the community. The fact that Peter’s mother-in-law immediately began to serve indicates the completeness of her cure. She can resume her role and normal function in the home. It may also suggest that all those saved by Jesus are called to serve. Jesus helps us that we may help others.

·                                 (v.33) It is sunset, the Sabbath has passed. Free to move about, people come to Jesus for his “fame has spread” (1:28). That the whole city of Capernaum was gathered also shows how serious and widespread is their need for healing.

·                                 (v.36) The disciples have “pursued” him because they felt that he was missing a great opportunity to become more popular. They don’t understand where Jesus’ way leads and, therefore, look like representatives of the curious crowd who are searching for him only because of his miraculous power.

·                                 (vv.21-38) Today’s narrative gives account of a typical day in the life of Jesus, as he starts his mission:

– Preaching the Good News
– Healing
– Teaching his disciples
– Praying

Chi Tiết Hay ·                                 Đức Giêsu đã dùng lời của Ngài để thực hiện việc chữa lành đầu tiên khi cứu người bị thần ô uế nhập (Mc 1:25). Ở đây Ngài chữa bà mẹ vợ thánh Phêrô bằng cách cầm tay bà đỡ dậy. Trong văn hóa Địa Trung Hải khi đối thọai, người ta sẵn sàng động chạm vào nhau và có khuynh hướng đứng gần nhau hơn so với các văn hóa khác. Quan trọng hơn nữa, qua sự động chạm của Đức Giêsu, có một năng lực từ nơi Ngài phát ra. Trong một trường hợp khác, một người phụ nữ đã được chữa lành (Mc5:30) khi bà sờ vào áo Ngài.

·                                 Khi Đức Giêsu chữa lành người bệnh, Ngài phục hồi cho bệnh nhân đúng với địa vi, giai cấp và hòan cảnh của họ. Sự việc bà mẹ vợ ông Phêrô làm việc nội trợ bình thường trở lại chứng tỏ bà đã được hoàn toàn khỏi bệnh. Có thể cho rằng những người đã được Ngài cứu chữa đều được mời gọi phục vụ Ngài giúp chúng ta là để chúng ta có thể giúp đỡ anh em.

·                                 Mặt trời lặn, hết ngày Sabbath; người ta bắt đầu tìm đến Đức Giêsu vì danh tiếng Ngài đồn ra khắp mọi nơi (Mc1:28). Cả thành Ca-phac-na-um tuôn đến với Ngài chứng tỏ nhu cầu được chữa lành của họ rất khẩn thiết.

·                                 Các môn đệ “tìm kiếm, bám riết” Đức Giêsu vì họ sợ Ngài đang làm mất một dịp rất tốt để được nổi danh. Các ông không hiểu đường lối của Ngài, vì thế, các ông chỉ giống như những đại diện cho đám đông tò mò muốn tìm kiếm Đức Giêsu chỉ vì quyền năng phi thường của Ngài.

·                                 Đoạn Kinh Thánh hôm nay cho thấy một ngày tiêu biểu trong đời sống Đức Giêsu khi Ngài khởi đầu sứ mệnh:

– Rao giảng Tin Mừng
– Chữa lành
– Giáo dục các môn đệ
– Cầu Nguyện

One Main PointJesus has the power of God to heal, and He comes to heal us. Một Điểm ChínhĐức Giêsu có quyền năng chữa lành của Thiên Chúa, Ngài đến để chữa lãnh chúng ta.
Reflections1. Do I have a sickness, a weakness, of a sin? Do I need healing?

2. How much do I desire for healing? To what extent am I willing to sacrifice, to change, so that Jesus can heal me?

 

3. How can I help Jesus heal others around me?

Suy Niệm1. Tôi có đau yếu, bện tât và tội lỗi không? Tôi có cần chữa lành không?

2. Tôi có hết lòng ước muốn được chữa lành không? Tôi đã làm nổ lực nào sẵn sàng hy sinh, thay đổi để Chúa Giêsu chữa lành tôi không?

3. Làm cách nào tôi giúp Chúa Giêsu chữa lành người khác chung quanh tôi không?

Ði Về Ðâu?

        Tiền tài danh vọng không làm cho con người hạnh phúc… Ðó là điều mà người ta thường nói khi bàn về cái chết của cô đào Marilin Monroe cách đây hơn hai chục năm… Nay, người ta cũng lặp lại điều đó với nữ danh ca Dalida, người Pháp gốc Ai Cập… Dalida đã tự vận vào hôm 03/5/1987 tại nhà riêng của cô ở Montmartre, Paris, lúc cô được 54 tuổi.

Sinh năm 1933 tai Le Caire với tên thật là Yolande Gigliotti, đã trở nên một ca sĩ nổi tiếng và được hâm mộ trên khắp thế giới, kể cả ở Việt Nam, nhờ giọng ca đầy truyền cảm của cô. Những người thuộc thế hệ 50 và 60 không thể quên những bài “Bambino”, “Gigi l’amorose”… do cô trình diễn. Danh vọng đã không đủ để thỏa mãn cô. Ngày 27/02/1967, cô đã thử một lần tự tử, rồi được cứu sống.

Tự tử cũng là một thể hiện nỗi khao khát khôn cùng trong lòng người: đó là khao khát hạnh phúc. Khi cuộc đời này không còn là một đáp trả cho nỗi khao khát ấy, nhiều người đã tự mình tìm đến cái chết như một giải thoát.

Khủng hoảng trầm trọng nhất của xã hội ngày nay phải chăng không là khủng hoảng về ý nghĩa của cuộc sống. Con người sinh ra để làm gì? Con người sẽ đi về đâu? Sau cái chết những gì đang thực sự chờ đợi con người… Ðó là những câu hỏi lớn mà con người ngày nay, khi đứng trước những mâu thuẫn trong cuộc sống, không ngừng đặt ra cho mình.

Con người bởi đâu mà ra, con người sẽ đi về đâu? Ðó là ý nghĩa và giá trị của cuộc sống? Ðó là những câu hỏi mà chúng ta không ngừng tự đặt ra cho mình.

Chúng ta hãy cảm tạ Chúa, bởi vì, nhờ Ðức Tin, chúng ta tìm được ánh sáng cho những câu hỏi ấy.

Nhân loại đang mỗi lúc phải đương đầu với những thách đố lớn của cuộc sống. Người Kitô được trang bị bởi Ðức Tin đang nằm giữa một vai trò quan trọng giai đoạn này. Ánh sáng Ðức Tin, cần phải được chiếu sáng trong cuộc sống của người Kitô để nhờ đó, những người xung quanh cũng tìm ra được ý nghĩa và giá trị cũng như hướng đi đích thực của cuộc sống.

 

Trận Gallipoli và những lưu trữ bí mật của Vatican

 Trận Gallipoli là một trong những trận đánh đẫm máu nhất của Thế chiến I. Đối với đế chế Ottoman, cuộc chiến 9 tháng Gallipoli là một chiến thắng bởi vì nó ngăn chặn sự sụp đổ của thủ đô. Nhưng cuối cùng, nó đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và nước ngoài. Ngày 25 tháng 4 năm 2015 đánh dấu 100 của cuộc chiến chết người này.

John McCarthy, Đại sứ Úc tại Tòa Thánh:

“Ở Úc, Tân Tây Lan, Pháp, Anh và Ireland đã nhận được những thông báo đau buồn từ gia đình và bạn bè, nào là mộ của con trai chúng tôi ở đâu, nào là chồng tôi bị chôn vùi ở đâu.”

Những lá thư và các văn bản hiện nay là một trong những tài liệu mật của Vatican. Trong tuyệt vọng, các gia đình tử sĩ đã liên lạc với Vatican hy vọng giúp họ vươn tới toàn cầu.

Hasan Mehmet Sekizkok, Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ, Cố vấn:

“Sau trận Gallipoli, những lá thư đã được gửi về Tòa Thánh từ những gia đình hỏi nơi các ngôi mộ của con mình đã chết được chôn cất ở đâu hoặc những người đã được báo cáo mất tích ở đâu.”

Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Tòa Thánh đã tổ chức một diễn đàn cùng với đại sứ quán Úc, để đánh dấu 100 năm và làm sáng tỏ vai trò của Tòa Thánh đã đóng vai trò trong việc giúp tìm các tử sĩ.

Trở lại hồi Đức Benedict XV còn đương kim Giáo hoàng. Ngài cùng với Quốc Vụ khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Gaspari, đã lưu ý các khâm sứ, linh mục và tu sĩ thực hiện những gì để họ có thể giúp đỡ những gia đình này.

John McCarthy:

“Các vị đại diện của Tòa Thánh đã an ủi thực tiễn và tinh thần trong việc định vị những ngôi mộ và cung cấp tin tức về những nơi chôn cất khi thông tin đó cho biết chi tiết cho những người mà họ đã tìm cách phục vụ.”

Khoảng 130.000 binh sĩ đã tử trận ở Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh của mình. Anh 25.000. Pháp 10.000 và 10.000 tử sỹ khác khác của Úc và Tân Tây Lan.

Một trăm năm của cuộc chiến này dẫn đến thời điểm căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia. Trên thực tế cùng ngày, Armenia đánh dấu 100 năm về nạn diệt chủng người Armenia, nơi khoảng 1,5 triệu người Armenia bị giết dưới sự cai trị của đế chế Ottoman.

Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận đó là một cuộc diệt chủng và cho biết số thương vong ít hơn. Vào đầu tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành một thánh lễ để đánh dấu 100 năm, mô tả đó là một vụ thảm sát diệt chủng.

 

Thánh Giuse Cottolengo    (1786 – 1842)

     Thánh Giuse Cottolengo là người con cả trong gia đình 12 người con. Sinh trưởng ở Bra, gần Turin, Ý Ðại Lợi, sau một thời gian vất vả vì sức khoẻ yếu kém và khó khăn trong việc học, ngài được thụ phong linh mục trong Ðịa Phận Turin năm 1811.

Trong quãng đời của Cha Giuse, nước Ý tan nát vì chiến tranh và người nghèo cũng như người bệnh tật thường bị quên lãng. Ðược khích động bởi cuộc đời Thánh Vinh Sơn Phaolô và xúc động trước sự đau khổ của những người chung quanh, Cha Giuse đã thuê phòng ốc để chăm sóc các bệnh nhân, và tuyển mộ các thiếu nữ để điều hành. Khi công việc ngày càng bành trướng và được nhiều người tham gia, Cha Giuse quy tụ những người thiện chí trong hai tổ chức là Tiểu Ðệ Thánh Vinh Sơn Phaolô và Tiểu Muội Thánh Vinh Sơn Phaolô.

Làm thế nào để chúng ta biết được thánh ý Thiên Chúa? Có phải thánh ý đó không thay đổi? Thánh Giuse Cottolengo chỉ bắt đầu thực hiện công việc bác ái nổi tiếng đó sau 21 năm làm linh mục. Những năm cầu nguyện và tìm kiếm đã giúp Thánh Giuse Cottolengo nhận ra lời mời gọi của Thiên Chúa. Trong quá khứ, dù chúng ta có đáp ứng thế nào với nhu cầu của tha nhân đi nữa, Thiên Chúa luôn luôn mời gọi chúng ta độ lượng hơn nữa.

Chia sẻ Bài này:

facebookShare Email Email Print Bài này Print Bài này