Chúa Nhật 14 Thường Niên Năm B

14th Sunday in Ordinary TimeReading I: Ezekiel 2:2-5 II: 2Cor 12:7-10; Mark 6:1-6 Chúa Nhật 14 Thường NiênBài Đọc I: Êzêkien 2:2-5 II: 2Cr 12:7-10; Matco 6:1-6
Interesting Details·   This passage concludes Jesus’ period of teaching (chapter 4) and healing (chapter 5) in his hometown of Nazareth. Regardless of Jesus’ powerful words and deeds, people in his hometown had multiple reasons to dislike Jesus:-   People in this small village worked hard at their trade to survive, and thought that everyone should do likewise. Jesus, a carpenter, should just do his carpentry. Instead, he went about preaching and healing. Thus his townfolks consider him pretentious.-   Even if Jesus did his carpentry, he would not be honored either. Craftsmen in such small towns have to travel to find enough work. Traveling means leaving the women alone, which is not an honorable thing. Jesus must have been such a lowly traveling carpenter.

–   Another sign of dishonor and insult was that Jesus was identified as the son of a woman, “son of Mary,” instead of a man, like “son of Joseph.” This implies a doubt as to who the father was.

– Prophets are spokesmen for God, with two main methods: criticizing and energizing. They are also seers, and sometimes act out their message. There were female prophets, such as Miriam (in Exod 15) and Deborah (Judg 4).


Chi Tiết Hay
·  Đoạn Phúc Âm hôm nay kết thúc giai đoạn Đức Giêsu rao giảng và chữa bệnh cho dân chúng tại Nazaret là quê nhà của Ngài. Mặc dù dân làng đã thấy quyền năng của Đức Giêsu qua các lời giảng dạy và các phép lạ, họ vẫn có nhiều lý do để không chấp nhận Ngài:-  Vì đã phải vất vả để kiếm sống nên họ quan niệm rằng ai cũng phải lao động, kể cả Đức Giêsu. Ngài là thợ mộc thì phải làm công việc của người thợ mộc. Nhưng Đức Giêsu đã không làm như vậy mà chỉ đi đây đi đó rao giảng và chữa bệnh vì thế dân làng cho rằng Ngài có tham vọng.-  Ngay cả khi Đức Giêsu làm công việc của một người thợ mộc, Ngài cũng không được kính trọng. Những người thợ mộc trong một ngôi làng nhỏ bé thì thường phải đi xa mới kiếm được việc làm. Mà đã đi xa thì phải để người phụ nữ ở nhà một mình. Người đàn ông đó chẳng có gì đáng nể phục. Đó là hình ảnh của Đức Giêsu dưới con mă t của dân làng Nazaret.

–   Một dấu chỉ khác nữa cho thấy sự bất kính trọng: Đức Giêsu đã được gọi là con của một người phụ nữ, “con của bà Maria”, thay vì là con của một người đàn ông, chẳng hạn như “con của Giuse”. Điều này cũng nói lên một sự mỉa mai và nghi ngờ là: không biết cha của Đức Giêsu là ai?

·   Ngôn sứ là người phát ngôn của Thiên Chúa bằng hai phương cách: chỉ trích và ban năng lực. Họ đoán trước những sự gì sẽ xảy đến và sống đúng theo những gì họ loan truyền. Có những ngôn sứ phái nữ như Miriam (trong sách Xuất Hành 15) và Deborah (Judg 4).

One Main Point: Jesus, the teacher and miracle worker, is misunderstood and rejected by his own people Một Điểm Chính: Đức Giêsu là môt. bậc thầy, một người ban phát các phép lạ, dã b.i hiểu lầm và từ khước bởi chính dân của Ngài
Reflections1.  Who have been the prophets to me, speaking the words of God? Did I misunderstand and reject the prophets? What do God say to me through the prophets? How do I respond?2. Through the sacrements of baptism and confirmation, we are also annointed to be prophets. What evil do we see and criticize in our own world? What hope do we see and encourage people with? Are we ready to be misunderstood and rejected by our own folks, like Jesus? Suy Niệm1.  Ai đã là ngôn sứ cho tôi để nói với tôi lời của Thiên Chúa? Tôi có hiểu lầm, có khước từ người đó chăng? Chúa đã nói gì với tôi qua người đó? Tôi đã đáp trả như thế nào?2.  Qua các bí tích rửa tội và thêm sức, chúng ta cũng được ủy thác nhiệm vụ làm ngôn sứ. Chúng ta đã thấy và đã chỉ trích những sự dữ nào trong cuộc sống chúng ta? Chúng ta có những hy vọng gì mà nhờ đó khuyến khích tha nhân? Chúng ta có sẵn sàng để chịu hiểu lầm và bị chối từ bởi chính những anh chị em thân thuộc của mình, giống như Đức Giêsu đã từng bị?

QUYẾT ĐỊNH HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH CỦA TỐI CAO PHÁP VIỆN MỸ LÀ NỖI BUỒN CHO CHO CẢ NƯỚC MỸ TỪ NGÀY 26-6-2015

Tiến sĩ David Blankenhorn cho rằng: để phát triển tốt về tâm lý, trẻ em cần phải có một gia đình với một người mẹ và một người cha. Trong cuốn sách Tương lai của hôn nhân, ông viết:

Luật pháp là một giáo viên tuyệt vời, và nếu những người ủng hộ hôn nhân đồng tính thành công, trẻ em sẽ bị trục xuất khỏi bài học về hôn nhân. Chấp nhận hôn nhân đồng tính sẽ khiến cho các thế hệ tương lai nghĩ rằng hôn nhân không phải là vì trẻ em mà chỉ vì sự gắn kết quan hệ. Khi hôn nhân không còn gì nhiều hơn sự gắn kết quan hệ, ít người sẽ kết hôn để có con… Người dân vẫn sẽ sinh con, tất nhiên, nhưng rất nhiều trong số trẻ em là con ngoài giá thú. Đó là một thảm họa cho tất cả mọi người. Trẻ em bị tổn thương vì thiếu sự nuôi nấng của cha hoặc mẹ. Xã hội bị tổn thương vì sẽ bắt đầu một chuỗi các tác động tiêu cực dẫn đến nghèo đói, tội phạm, các chi phí phúc lợi cao hơn dẫn đến bộ máy nhà nước phình to hơn, thuế cao hơn, và một nền kinh tế trì trệ hơn.

Tiến sĩ Richard Kay dẫn số liệu tại Bắc Âu cho biết:   Hệ quả của hôn nhân đồng tính thể hiện rõ ở các nước Bắc Âu. Ở Na Uy, nơi hợp pháp hôn nhân đồng tính kể từ đầu thập niên 1990. Trên toàn Na Uy, số trẻ em ngoài giá thú đã tăng khoảng 50% trong thập kỷ đầu tiên của hôn nhân đồng tính.

Nhà nhân chủng học Stanley Kurtz viết:

Chấp nhận hôn nhân đồng tính đã làm suy yếu thể chế hôn nhân và dẫn đến tình hình hiện nay tại Bắc Âu: hôn nhân truyền thống hiếm hoi hơn, sinh con ngoài giá thú phổ biến hơn, và tan vỡ gia đình tăng vọt. Trong bối cảnh nước Mỹ, điều này sẽ là một thảm họa. Việc chấp nhận hôn nhân đồng tính và sự xói mòn của hôn nhân truyền thống luôn song hành ở các quốc gia, truyền thống hôn nhân là tàn lụi nhất ở bất cứ nơi nào hôn nhân đồng tính là hợp pháp

Hôn nhân đồng tính không thể đem lại cho trẻ em cả cha lẫn mẹ. Nếu hôn nhân không phải là vì trẻ em, vậy thứ gì là vì trẻ em? Trái ngược với những gì các nhà hoạt động đồng tính hô hào, nhà nước không xác nhận quyền kết hôn chỉ vì mọi người có tình cảm với nhau. Nhà nước công nhận hôn nhân chủ yếu là vì lợi ích của hôn nhân cho trẻ em và xã hội (nếu không, chúng ta sẽ phải công nhận cả hôn nhân cận huyết hoặc chế độ đa thê). Xã hội không nhận được lợi ích gì từ hôn nhân đồng tính. Tương lai của trẻ em và một xã hội văn minh phụ thuộc vào hôn nhân bền vững giữa nam và nữ. Đó là lý do tại sao, bất kể những gì bạn nghĩ về đồng tính luyến ái, hai loại quan hệ không bao giờ nên được coi là tương đương về pháp lý.[92]

Toni Meyer, nhà nghiên cứu cao cấp của Hội đồng Chính sách gia đình bang New Jersey (Mỹ), nhấn mạnh rằng sự bất ổn định gia đình là một “dấu hiệu đặc trưng” của hôn nhân đồng tính. Kết quả là chính phủ cần chi nhiều trợ cấp hơn, chi phí tòa án để xử ly hôn cao hơn, trẻ em phạm tội phổ biến hơn, và ngày càng nhiều thanh niên bị kích thích và chấp nhận thử nghiệm hành vi tình dục đồng tính. Ông cho rằng:

(Hôn nhân đồng tính) sẽ ảnh hưởng lớn nhất lên vai trẻ em. Đó là những nạn nhân vô tội của một thử nghiệm xã hội khiến đạo đức và thậm chí là cả thể chất (của trẻ em) đã bị phá vỡ trong cái gọi là “Tự do, bình đẳng và tiến bộ”. Từ năm 1994, số người đồng tính nam đã tăng 18%, và số lượng đồng tính nữ còn tăng tới 157%. Điều này cho thấy những yếu tố văn hóa có tác động mạnh mẽ trong việc khuyến khích các hành vi đồng tính, và ít nhất là gián tiếp, nó làm suy yếu toàn bộ lý thuyết về việc “đồng tính là bẩm sinh”… Với cùng những cách thức, hôn nhân đồng tính không khác hơn chế độ đa thê và không mang lại lợi ích gì cho trẻ em hoặc xã hội giống như hôn nhân truyền thống mang lại.”.[93]

Nhà nghiên cứu Dana Mack cho rằng: “Hôn nhân không nên được mở rộng cho các cặp đồng tính bởi quan hệ đồng tính không thể giúp sinh sản. Hôn nhân là cách thức của nhân loại mà mục đích cốt lõi là để đoàn kết các thành phần sinh học, xã hội và pháp lý của cha mẹ vào cam kết lâu dài. Hôn nhân nói với một đứa trẻ rằng: một người đàn ông và một người phụ nữ sẽ ở đó để yêu thương và dạy dỗ bạn. Trong ý nghĩa này, hôn nhân là một món quà mà xã hội ban cho đứa trẻ. Cho phép hôn nhân đồng tính sẽ làm chuyển đổi mục đích của hôn nhân: từ nghĩa vụ sinh đẻ và nuôi dưỡng trẻ em trở thành ham muốn ích kỷ của người lớn.”[94]

Thomas Peters, giám đốc văn hóa tại Cơ Quan Hôn Nhân Quốc Gia Hoa Kỳ, cho rằng công nhận hôn nhân đồng tính sẽ làm hôn nhân suy yếu:

“Khi bạn đã cắt lìa định chế hôn nhân khỏi gốc rễ sinh học của nó, thì chẳng còn gì để chặn đứng việc tái định nghĩa nó cho phù hợp với đòi hỏi của các nhóm quyền lợi khác nhau. Các hậu quả phụ này đã xuất hiện tại nhiều quốc gia đã hợp pháp hôn nhân đồng tính. Tại BrazilHà Lan, các quan hệ tay ba (một chồng hai vợ) gần đây đã được hợp thức hóa. Ở Canada, một người đàn ông đa thê đã phát động chiến dịch đòi luật pháp thừa nhận chế độ quần hôn. Ngay ở Mỹ, bang California cũng đã thông qua một dự luật để hợp pháp hóa các gia đình gồm tới ba hay bốn cha mẹ. Sinh sản là lý do chính đòi hôn nhân dân sự phải được giới hạn giữa hai người. Khi tình yêu tính dục thay thế cho trẻ em làm mục đích chính của hôn nhân, thì các giới hạn hôn nhân đâu còn nghĩa lý gì với thế hệ tương lai của loài người nữa.[95]

Trong khi đó, tiến sỹ Trayce Hansen cho biết: “Nghiên cứu từ 4 quốc gia khác nhau cho thấy rằng hành vi đồng giới không phải là cố định về mặt di truyền. Hành vi tình dục là dễ biến đổi, và môi trường xã hội (chuẩn mực văn hóa, pháp luật) có thể tác động vào nó… Khi Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác ngày càng ủng hộ người đồng tính – cả về xã hội, chính trị, và luật pháp; thì có xu hướng ngày càng tăng về việc các cá nhân tham gia vào hành vi đồng tính. Xu hướng này sẽ tiếp tục nếu chúng ta chính thức hợp thức hóa hôn nhân đồng tính.” Bà cho rằng:

“Hai người phụ nữ có thể là người mẹ tốt nhưng không ai có thể là một người cha hoàn hảo. Cha và mẹ, mỗi người một giới tính sẽ giúp cho trẻ em có cái nhìn toàn diện hơn về giới tính của bản thân, từ đó có suy nghĩ và hành động lành mạnh và cân bằng trong các mối quan hệ sau này, đó là điều được nhân loại đúc rút qua 5.000 năm. Hôn nhân đồng tính sẽ làm cho trẻ em bối rối về biểu hiện giới tính và vô tình khuyến khích những hành vi không đúng về giới tính ở trẻ vị thành niên. Mặc dù đồng cảm với những người đồng tính nhưng không nên vì sự đồng cảm đó mà biến trẻ em thành “chuột bạch” để rồi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội.

Tính bền vững so với hôn nhân thông thường

Về bạo lực gia đình, khảo sát được tiến hành bởi Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận rằng người đồng tính và các mối quan hệ đồng tính nữ có một tỷ lệ lớn hơn của bạo lực gia đình so với các mối quan hệ khác giới. Trong cuốn sách vềbạo lực gia đình trong những cặp đồng tính nam, Island và Letellier khẳng định rằng “bạo lực gia đình trong số những người đàn ông đồng tính cao gần gấp đôi so với nam giới dị tính.” Khảo sát của Trung tâm quốc gia chống bạo lưc phụ nữ, được tài trợ bởi Viện Tư pháp, cho thấy rằng “chung sống đồng tính có mức bạo lực với bạn tình cao hơn đáng kể so với chung sống khác giới. 39% số cuộc chung sống đồng tính nữ đã xảy ra hãm hiếp, hành hung thể chất, so với 21,7% chung ống khác giới. Đối với đàn ông, các con số tương đương là 23,1% và 7,4%”

Về tính bền vững, Khảo sát năm 2004 ở Na Uy và Thụy Điển đối với các cặp đồng tính đã đăng ký kết hợp dân sự cho thấy: các cặp đồng tính nam có tỷ lệ ly hôn cao hơn 50%, với đồng tính nữ cao hơn 167% so với các cặp vợ chồng nam-nữ thông thường. Đại học Chicago và nhà xã hội học Edward Laumann lập luận rằng “cư dân đồng tính điển hình trong thành phố dành hầu hết cuộc sống trong các mối quan hệ tình cảm mang tính “giao dịch”, hoặc chỉ duy trì được quan hệ ngắn hơn sáu tháng”.

Một nghiên cứu về đồng tính nam ở Hà Lan được công bố trong tạp chí AIDS phát hiện ra rằng “thời gian có quan hệ ổn định” với mỗi bạn tình chỉ là 1 năm rưỡi, và mỗi đồng tính nam có trung bình 8 đối tác tình dục mỗi năm[103] Điều tra năm 2004 ở Mỹ về lối sống của 7862 người đồng tính cho thấy: chỉ có 15% đã gắn bó với bạn tình đồng giới được 12 năm hoặc lâu hơn, chỉ có 5% kéo dài hơn 20 năm. Nhà nghiên cứu Brad Hayton cung cấp cái nhìn sâu sắc thái độ của nhiều người đồng tính đối với cam kết trong hôn nhân:   Người đồng tính có niềm tin rằng mối quan hệ hôn nhân chỉ là tạm thời và chủ yếu là vì bản năng tình dục. Quan hệ tình dục giữa họ chủ yếu vì niềm vui chứ không phải vì sự sinh sản. Họ tin rằng nguyên tắc một vợ một chồng trong hôn nhân không phải là tiêu chuẩn và cũng không cần được khuyến khích.

 

Đừng để lỡ cơ hội gặp Chúa – CN 14 B

Đức Giêsu trở về thăm quê nhà. Ngày Sabat, ngày lễ nghỉ hàng tuần, dân làng đến hội đường nghe đọc sách thánh và hát thánh ca từ 9 giờ đến 12 giờ trưa.

Đức Giêsu và các môn đệ cùng tiến vào hội đường cầu nguyện. Đọc sách luật và thánh vịnh xong, Đức Giêsu đăng đàn giảng thuyết như một giáo dân tham dự vào chức tư tế. Vẻ uy nghi trang trọng của Ngài khác thường. Gương mặt Ngài luôn tỏa ra nét dịu hiền, mến yêu, đầy thiện cảm. Giọng điệu tự nhiên của Ngài càng hấp dẫn dân chúng hơn. Ý tứ Ngài trình bày đơn sơ trong sáng hợp với tâm trí mọi người. Họ cảm thấy thấm thía sự kỳ diệu của nước Thiên Chúa. Họ cảm nhận lòng nhân ái Chúa Cha trên trời. Họ cảm phục về tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Đức Giêsu đòi hỏi mọi người phải sống thương yêu nhau như anh em ruột thịt. Họ ngạc nhiên thì thầm với nhau: “Bởi đâu ông ta được như thế ? Sao ông ta được khôn ngoan như vậy ? Ông ta làm được nhiều phép lạ như thế nghĩa là gì?”.

Họ chẳng biết sự khôn ngoan và quyền phép của Đức Giêsu bởi đâu? Họ tìm về nguồn gốc chỉ thấy: “Mẹ ông là bà Maria, anh em họ hàng là Giacôbê, Giosê, Giuđa và Simon”. Tất cả bà con lối xóm đều coi ông như bạn bè từ gần 30 năm nay ở Nagiarét này, một thôn ấp nhỏ bé chỉ có độ 150 gia đình nghèo nàn, tối tăm, mấy ai quan tâm đâu. Ông lại là anh thợ mộc, con nhà lao động, làm thuê làm mướn, lang thang từ nhà này sang nhà khác, đóng bàn sửa ghế, ráp giường ghép tủ, đục đẽo cầy bừa, thành phần địa vị thấp kém trong xã hội. Có bao giờ thấy ông nói năng, làm được gì hay lạ đâu ? Ông bỏ quê nhà đi lang thang mấy tháng, nay trở về, sao thay đổi nhanh như thế ! Một quá khứ và hiện tại như thế đã khiến họ vấp phạm. Họ không tin Ngài là một Ngôn Sứ, lại càng không thể tin Ngài là Mêsia, và chắc chắn họ chẳng bao giờ dám nghĩ rằng mình là người đồng hương với Ngôi Hai Con Thiên Chúa.

Còn Đức Giêsu, ai đã huấn luyện Ngài? Ai đã ban quyền phép làm những việc kỳ diệu như thế ? Thân nhân bảo Ngài “mất trí”. Kinh sư chụp mũ Ngài “nhờ tướng quỷ mà trừ quỷ”. Dân chúng chỉ biết ngạc nhiên: chưa từng thấy ai ăn nói, hành động có uy quyền lạ lùng như vậy. Môn đệ đi theo sát Ngài cũng chỉ biết hỏi: “Ngài là ai mà bão biển phải tuân lệnh”. Chẳng thấy ai huấn luyện Ngài, chẳng thấy Ngài học tập kinh sư nào. Chỉ thấy Ngài vào nơi thanh vắng, ngước mắt lên trời cầu nguyện. Trong âm thầm Ngài cầu nguyện cùng Chúa Cha trên trời. Đó chính là bí quyết làm cho Ngài khôn ngoan và đầy quyền phép để trừ hàng ngàn quỷ dữ, chữa hàng trăm bệnh nhân mà loài người phải bó tay, cho kẻ chết sống lại, bắt cuồng phong lặng yên…

Dân làng biết Ngài khôn ngoan. Kinh sư thấy Ngài trừ quỷ. Môn đệ được Ngài cứu khỏi chết giữa biển cuồng phong. Nhưng họ chẳng biết Ngài là Con Một Thiên Chúa, chẳng biết Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa; vì thương yêu loài người, đã xuống thế làm người sống với họ như anh em, như bạn bè, để cứu họ khỏi chết đời đời.

Dân làng Nazarét quá biết về gốc gác, gia cảnh, biết rõ ràng lý lịch của Đức Giêsu. Với đầu óc thủ cựu, lại nặng thành kiến nên họ không thể nhận ra thiên tính nơi con người của Ngài. Đức Giêsu trở thành nạn nhân của “chủ nghĩa lý lịch”. Mc. Kenzie nói : Người có tình yêu nhìn bằng viễn vọng kính, còn người định kiến hẹp hòi nhìn bằng kính hiển vi”. Còn Đức Giêsu thì luôn âm thầm, kiên nhẫn, nhỏ nhẹ nói với họ bằng câu ngạn ngữ: “Không ai là tiên tri cho xứ sở mình”. Một câu chuyện quen thuộc nhưng đáng buồn “Ngôn sứ không được quê hương mình chấp nhận”. Đức Giêsu thật ngạc nhiên vì thấy họ không tin. Ngài rất muốn giúp đỡ họ nhưng cũng đành phải bó tay. Họ chỉ biết nhìn Ngài theo lối nhìn bên ngoài đầy thành kiến, chẳng thấy được những điều sâu lắng bên trong, những cái tinh thần cao thượng, những mầu nhiệm thiêng liêng chân thật.

Chính những điều sâu xa bí ẩn mới làm ích rất lớn cho con người. Chính những chất màu mỡ nằm ẩn trong đất mới làm cho cây trái, hoa mầu trổ sinh tươi tốt, đâm chồi nẩy lộc, nuôi sống muôn người, muôn vật. Chính những kho tàng nằm sâu trong lòng đất, như mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ bạc, đồng, sắt, kim cương, đá quý mới là nguồn tài nguyên phong phú giúp phát triển nền văn minh nhân loại. Chính những tài năng thượng đẳng, thiêng liêng trong con người như: tinh thần tự do, trí khôn sáng suốt, ý chí mạnh mẽ, tình cảm nhân từ mới có sức thăng tiến con người hơn chân tay, mắt mũi. Thế nhưng loài người vẫn thích thờ bò vàng óng ánh hơn thờ Thiên Chúa siêu việt.

Chuyện ngày xưa cũng như chuyện ngày nay. Rất nhiều khi chúng ta phán đoán giá trị lời nói của một người dựa trên bằng cấp, sự giàu có, uy tín của họ, nhiều hơn là dựa vào sự hợp lý, tính chính xác của câu nói ấy. Hễ ai có chức có quyền, có địa vị, có của cải, có học vấn mà nói thì chúng ta tiên thiên cho rằng họ nói đúng. Còn ai nghèo nàn, rách rưới, thấp cổ bé miệng, ít học mà nói thì ta tiên thiên cho rằng họ nói sai hoặc chẳng có giá trị gì. Chính vì tâm lý sai lạc này mà các ngôn sứ giả thường được người đời ưu đãi, còn ngôn sứ thật thì thường bị bạc đãi (x. Lc 6,23.26). Lối hành xử như vậy là coi trọng của cải, tiền bạc, chức quyền, địa vị chứ không phải là người coi trọng chân lý, công lý và tình thương. Thực ra, một điều sai trái, dù kẻ nói ra có quyền thế, học vấn hay giàu sang tới đâu thì cũng vẫn là sai trái. Còn một điều đúng, thì dù người nói ra một đứa trẻ, một người nghèo thì cũng vẫn là đúng. Lời nói sai đâu thể biến thành đúng, hay lời nói đúng đâu thể biến thành sai vì thế giá hay trình độ học vấn của người nói ra câu nói đó.

Đức Giêsu buồn nhưng không cay cú, không tức giận. Ngài quyết định đem ánh sáng và quà tặng thần linh đi đến nơi khác.Những người ở làng quê Nagiarét đã để lỡ cơ hội đón tiếp Đấng Cứu Thế. Con Thiên Chúa làm một thường dân đến sống giữa họ mà họ không biết. Họ chỉ biết đó là con ông thợ mộc Giuse. Họ chỉ biết gia đình Ngài rất nghèo, chẳng có danh giá gì trong làng. Họ coi thường Ngài. Họ không tin Ngài. Họ hất hủi Ngài. Họ đã để lỡ cơ hội nghìn năm một thuở. Đức Giêsu không làm một phép lạ nào ở đó. Ngài bỏ Nagiarét đi đến các làng chung quanh. Và Ngài sẽ chẳng bao giờ trở lại Nagiarét nữa. Đó là cơ hội cuối cùng cho họ.

Hằng ngày chúng ta cũng đã bỏ lỡ biết bao nhiêu cơ hội như thế. Ta đã bỏ lỡ không tiếp đón Chúa đến thăm khi ta bịt mắt không nhìn thấy những cảnh khổ chung quanh; khi ta bưng tai không nghe những tiếng kêu than khóc lóc; khi ta làm ngơ trước những cảnh ngộ nghiệt ngã, khi ta ngoảnh mặt quay lưng trước những nạn nhân của thiên tai hoạn nạn. Nhất là ta bỏ lỡ không nghe thấy tiếng Chúa cảnh báo để ăn năn sám hối. Chúa đã nhắc nhở ta nhiều lần nhiều cách: qua các vị bề trên; qua các tai nạn; qua lời khuyên của những người thân; qua lời phê phán của những người thù ghét ta. Hôm nay, Chúa còn tiếp tục nhắc nhở. Nếu ta không nghe, biết đâu hôm nay sẽ là lần cuối cùng. Chúa sẽ không bao giờ nhắc nhở nữa. Chúa sẽ bỏ ta mà đi như đã bỏ làng Nagiarét và không bao giờ trở lại. Như thế thì thật nguy hiểm cho linh hồn ta. Để nhận biết Chúa, ta phải rèn luyện cho mình một đức tin mạnh mẽ. Ánh mắt đức tin giống như ngọn đèn soi chiếu vào đêm đen giúp ta nhận ra Chúa trong anh em, trong những biến cố Chúa gửi đến.

Để đón tiếp Chúa, ta phải rèn luyện cho mình một trái tim luôn luôn rộng mở yêu thương. Một trái tim yêu thương sẽ rất bén nhạy để nghe được tiếng nói của Chúa, dù tiếng nói ấy chỉ thì thầm trong sâu thẳm lòng mình; hiểu được những dấu chỉ của Chúa, dù những dấu chỉ ấy chỉ mơ hồ thoáng qua; nhận được khuôn mặt của Chúa, dù khuôn mặt ấy đã bị biến dạng qua những đau thương của cuộc đời. Lạy Chúa Giêsu, xin cho con tỉnh thức để nhận ra và đón nhận Chúa mỗi lần Chúa đến với con. Lạy Chúa Giêsu, xin mở con mắt đức tin cho mọi người được thấy những sự khôn ngoan, quyền phép lạ lùng của Thiên Chúa đang âm thầm hoạt động trong Giáo Hội, trong thế giới và cả trong vũ trụ, mà con mắt phàm trần không thể thấy được, để họ biết ca ngợi Chúa muôn đời. Amen.

Linh mục Giuse Nguyễn Hữu An

Những điều nghịch lý
Jean Yves Garneau

Những điều nghịch lý: đó là những ý kiến hoặc thực tại ngược với những gì vẫn được người ta chấp nhận hoặc ngược với những gì phải có theo lẽ bình thường.

Trong những đoạn Kinh Thánh của Chúa nhật hôm nay ta có thể rút ra hai điều nghịch lý: Điều thứ nhất trích từ Tin Mừng; điều thứ hai từ thư thánh Phaolô gởi giáo đoàn Corintô. Chúng ta hãy bắt đầu với điều nghịch lý của Tin Mừng.

Bị người nhà của Ngài chối bỏ.

Sau một chuyến đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu trở về quên hương. Người ta chỉ nghe toàn tiếng vang thuận lợi về Ngài.

Ngài rao giảng như không bao giờ đã có ai rao giảng. Ngài làm phép lạ, Ngài chữa lành bệnh nhân. Vậy nên, nơi hội đường trong ngày Ngài trở về cứ tưởng người ta sẽ đón rước Ngài một cách long trọng. Thế mà không. Con cái của quê hương không được đón tiếp niềm nở. Người ta khó lòng tưởng tượng tượng đứa con trai bác thợ mộc và của bà Maria lại có thể là người đã được ca tụng như thế, liệu ông ta có làm được những gì mà người ta nói rằng ông ta đã làm ở nơi khác chăng? Thánh Marcô viết: “Và họ lấy làm chướng tai gai mắt về Ngài”.

Khi đọc bản văn Tin Mừng hôm nay liền nghĩ đến điều này, là rất thường người ta phải khó nhọc lắm mới có thể bắt chúng ta nhìn nhận tài năng –không phải của con cái hoặc những thành viên trong gia đình chúng ta- nhưng là của những người lối xóm, những người đồng hương với chúng ta. Sự nhỏ nhen này không phải là không có hậu quả tiêu cực, bởi vì chúng làm tổn thương người khác và ngăn cản những dự định tốt.

Khi đọc bài Tin Mừng này tôi cũng nghĩ đến cách mà chúng ta đón nhận (hoặc không đón nhận) và lắng nghe (hoặc không lắng nghe) những kẻ rất gần chúng ta, là chứng nhân của Thiên Chúa: Đứa bé này đặt câu hỏi cho chúng ta do bởi sự sốt sắng của nó; Người hàng xóm này nói về tôn giáo cho chúng ta, người thiếu niên này chống lại cái mà nó gọi là những giá trị giả tạo của chúng ta. Vị linh mục này, nhân danh Chúa Kitô, đặt lại vấn đề về những lối hành động và suy tư của chúng ta. Bởi vì chúng ta quen biết tất cả những người này (có lẽ quá!) bởi vì chúng ta biết những tật xấu và những yếu điểm của họ, nên chúng ta có khuynh hướng hạ giá chứng tá của họ.

“Một ngôn sứ chỉ bị chối bỏ nơi quê hương, bởi bà con và gia đình mình mà thôi”. Đó là điều khiến Chúa Giêsu đã nhận xét. Điều mà chúng ta thường thấy xẩy ra! Nếu chúng ta thuộc về số những kẻ không có quyền lên tiếng với bà con của mình, và không được đón tiếp ân cần trong chính nhà của mình, nơi giáo xứ, môi trường của mình… ta hãy cứ tỏ ra bình thản. Ta hãy tự nhủ rằng Chúa Giêsu đã bị đối xử như thế và môn đệ không thể hơn Thầy được.

Sức mạnh trong nỗi yếu đuối.

Nghịch lý thứ hai chính thánh Phaolô trình bày cho chúng ta khi người đặt trong miệng Thiên Chúa Lời này: “Quyền uy của Ta tỏ hiện tột mức trong sự yếu hèn”. Con người càng mạnh, càng tự hào và tự tin, càng cậy dựa vào những khả năng của mình thì quyền uy của Thiên Chúa càng ít được thể hiện nơi họ. Trái lại họ càng khiêm tốn, bé nhỏ, ý thức giới hạn của mình và hoàn toàn tin tưởng nơi Thiên Chúa, lúc đó quyền năng của Thiên Chúa càng có thể được tỏ hiện nơi họ.

Nghịch lý thực sự, ngược với những gì chúng ta nghe nói mỗi ngày và những gì nhiều lần chính chúng ta tưởng nữa. Phải thông thái, giàu có, thống trị kẻ khác… mới thành công được ở đời. Đó là triết lý thông thường! Ngược hẳn với những gì Thiên Chúa nghĩ. Thiên Chúa ưa thích làm những điều lớn lao qua những kẻ bé mọn, nghèo nàn, yếu đuối, khiêm tốn, những kẻ không tôn mình lên, những kẻ xác tín rằng nếu mình có làm được điều gì lớn lao, thì đó không phải là nhờ sự cao cả của mình nhưng nhờ sự cao cả của Thiên Chúa được mặc khải nơi mình.

Đức Maria, một phụ nữ mà người ta không để ý đến. Nhưng có biết bao nhiêu điều tuyệt diệu Thiên Chúa đã làm nơi người và nhờ người! Thánh Phaolô, một con người kiêu hãnh và tự mãn đã bị thử thách và tổn thương nhiều nơi thân xác và đã trở thành một người khiêm tốn. Cũng nơi người và nhờ người nữa, Thiên Chúa đã làm những điều cao cả. Bao giờ cũng thế. Những kẻ ốm đau, Thiên Chúa ưa thích làm việc qua họ. Những kẻ coi như không ra gì, lại chính là những kẻ Ngài rất thường chọn để thực hiện những dự tính đẹp đẽ nhất của Ngài.

Ta hãy kết thúc những suy tư này bằng một cái nhìn về bản thân chúng ta. Nếu chúng ta có khổ vì những yếu đuối, nhựng rụt rè, những nỗi lo sợ, những nỗi bất lực của chúng ta, chúng ta cũng đừng ngã lòng. Trái lại chúng ta hãy phục vụ Chúa hết mình và xin Ngài thực hiện cho chúng ta những gì mà biết bao lần Ngài đã thực hiện cho những người khác. Xin Ngài biểu lộ quyền năng của Ngài nơi nỗi yếu hèn của chúng ta.

Chia sẻ Bài này:

facebookShare Email Email Print Bài này Print Bài này